Chia sẻ

Người Mỹ gánh chịu "cú sốc kép" từ việc đánh thuế của ông Trump

0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Chính sách thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây “cú sốc kép” cho nền kinh tế Mỹ, nhất là hai ngành quan trọng ô tô và dược phẩm. Giá xe tăng hàng nghìn USD, chi phí sản xuất phình to, trong khi ngành dược đối mặt nguy cơ thiếu thuốc, gián đoạn nguồn cung và giá thuốc tăng mạnh.

Ngành ô tô tiếp tục chao đảo

Mặc dù tuyên bố bãi bỏ một số mức thuế theo quốc gia nhưng Tổng thống Donald Trump vẫn giữ nguyên mức thuế 25% đối với xe nhập khẩu - quyết định được giới chuyên gia nhận định tạo ra “cú sốc cấu trúc” với ngành công nghiệp ô tô toàn cầu.

Theo báo cáo từ Boston Consulting Group (BCG), mức thuế khiến chi phí thường niên của ngành ô tô toàn cầu tăng thêm từ 110 - 160 tỷ USD, tác động khoảng 20% doanh thu thị trường xe mới của Mỹ, tăng chi phí sản xuất cho cả nhà sản xuất trong và ngoài nước.

“Những thay đổi về cấu trúc thông qua chính sách khả năng kéo dài. Đây có thể là năm có hậu quả lớn nhất đối với ngành công nghiệp ô tô trong lịch sử, bao gồm áp lực chi phí tức thời, thay đổi cơ bản về cách thức và địa điểm xây dựng ngành công nghiệp", ông Felix Stellmaszek - Giám đốc toàn cầu về ô tô và di động của BCG - nhận định trên CNBC.

Trung tâm Nghiên cứu ô tô - tổ chức tư vấn phi lợi nhuận tại Michigan - dự báo các nhà sản xuất tại Mỹ chịu thêm 107,7 tỷ USD chi phí, riêng 3 ông lớn là General Motors, Ford và Stellantis gánh 41,9 tỷ USD.

Ngành ô tô chao đảo sau chính sách thuế của ông Trump.

Ngành ô tô chao đảo sau chính sách thuế của ông Trump.

Mức thuế 25% được áp dụng từ ngày 3/4 với xe nhập khẩu, lan rộng phụ tùng ô tô từ ngày 3/5, đẩy chi phí sản xuất tăng vọt.

Mark Delaney - nhà phân tích tại Goldman Sachs - cảnh báo: “Mức thuế được đề xuất làm tăng chi phí nhập khẩu và sản xuất xe tại Mỹ ít nhất 1.000 - 2.000 USD. Ngành công nghiệp ô tô khó có thể chuyển hoàn toàn chi phí này, đặc biệt là khi nhu cầu tiêu dùng nói chung đang giảm sút”.

Goldman Sachs dự đoán giá xe mới tại Mỹ sẽ tăng khoảng 2.000 - 4.000 USD trong vòng 6 - 12 tháng tới để phản ánh chi phí thuế quan.

Theo Cox Automotive, giá xe nhập khẩu có thể tăng 6.000 USD do thuế 25%, xe lắp ráp tại Mỹ cũng tăng 3.600 USD do thuế phụ tùng, cộng thêm 300 - 500 USD từ thuế thép và nhôm đã áp dụng trước đó.

Một số hãng như Jaguar Land Rover tạm ngừng giao hàng tại Mỹ. Hyundai tuyên bố không tăng giá ít nhất trong 2 tháng. Ford và Stellantis công bố thỏa thuận giá tạm thời với nhân viên. Tuy nhiên, tình hình tiêu dùng tiếp tục ảm đạm. Một khảo sát của Đại học Michigan cho thấy, tâm lý người tiêu dùng xấu hơn dự đoán, trong khi lãi suất vay mua ô tô đang ở mức cao kỷ lục là 9,64% đối với xe mới và gần 15% với xe đã qua sử dụng.

Jonathan Smoke - trưởng bộ phận kinh doanh tại Cox Automotive - nhận định: “Chúng tôi dự kiến mức chiết khấu giảm dần, mức tăng giá nhanh hơn khi thuế quan được thông qua và nguồn cung thắt chặt. Giá xe cũ tăng, sản lượng và doanh số giảm, một số mẫu xe bị loại bỏ”.

Telemetry ước tính doanh số ô tô tại Mỹ và Canada có thể giảm 2 triệu xe mỗi năm. Sam Abuelsamid - Phó Chủ tịch phân tích thị trường của Telemetry - cho rằng kinh tế chịu tác động lớn do sức mua hạn chế.

Ngành dược phẩm lo rơi vào cảnh lao đao

Trong khi ngành ô tô chịu sức ép, kế hoạch áp thuế đối với dược phẩm nhập khẩu vào Mỹ của Tổng thống Trump vấp phản ứng mạnh từ các chuyên gia y tế, với lo ngại rằng thuế quan đẩy giá thuốc tăng cao, chuỗi cung ứng gián đoạn và tình trạng thiếu thuốc trầm trọng hơn.

“Chúng ta đang trong tình trạng nhiều người không đủ khả năng chi trả thuốc theo toa. Bất kỳ điều gì làm tăng chi phí thuốc - dù là trong chuỗi cung ứng hay mạng lưới phân phối - đều làm trầm trọng thêm khủng hoảng khả năng chi trả tiền thuốc kéo dài nhiều năm ở Mỹ", Mariana Socal - Giáo sư chính sách y tế tại Đại học Johns Hopkins - nhận định.

Mặc dù ông Trump tạm miễn trừ thuốc khỏi thuế quan toàn diện nhưng vẫn tuyên bố sớm áp “mức thuế lớn” lên dược phẩm. Điều này khiến cổ phiếu một số hãng dược lao dốc ngay trong ngày công bố.

Theo Steve Scala (TD Cowen), những công ty như Eli Lilly, Bristol Myers Squibb, AbbVie có thể chống đỡ tốt hơn nhờ có nhiều nhà máy ở Mỹ. Ngược lại, Novartis và Roche được đánh giá “rủi ro hơn” do phụ thuộc nhiều vào sản xuất tại nước ngoài.

Arda Ural - chuyên gia của EY - cho rằng các hãng thuốc giá rẻ bị tổn thương nặng nhất. Loại thuốc này có biên lợi nhuận thấp và thường dựa vào nguyên liệu từ Trung Quốc, Ấn Độ - những quốc gia đang đánh thuế cao. Chuyên gia cho rằng thuế quan có thể buộc loạt công ty dược phẩm rời thị trường Mỹ.

Đáng lo ngại hơn, 270 loại thuốc đang thiếu hụt tại Mỹ - theo Hiệp hội dược sĩ hệ thống y tế. Con số này không thay đổi trong 3 quý liên tiếp. Thuốc tiêm vô trùng như nước muối IV, thuốc hóa trị, lidocaine - vốn đã dễ thiếu càng khan hiếm nếu chi phí tăng mà không thể chuyển giá.

Việc ông Trump tuyên bố tăng thuế gây tác động đến nhiều lĩnh vực, trong đó có hai ngành quan trọng là ô tô và dược phẩm.

Việc ông Trump tuyên bố tăng thuế gây tác động đến nhiều lĩnh vực, trong đó có hai ngành quan trọng là ô tô và dược phẩm.

Marta Wosińska - chuyên gia tại Viện Brookings - cho rằng hợp đồng mua theo nhóm khiến các hãng không thể tăng giá và buộc phải giảm chất lượng hoặc tạm ngừng sản xuất, điều từng xảy ra do ô nhiễm nhà máy.

Thuốc viên generic - dùng thay thế các loại thuốc gốc do có cùng hàm lượng, dạng bào chế với thuốc gốc - có thể chịu ảnh hưởng ít hơn vì sản xuất đơn giản và thị trường cạnh tranh. Năm 2024, Mỹ phân phối 187 tỷ viên thuốc generic, theo báo cáo của Brookings.

Tuy nhiên, thuốc thương hiệu đắt tiền, đặc biệt được sản xuất ở châu Âu, có tác động giá lớn hơn tới người tiêu dùng. Ural cho biết 35% thuốc thương hiệu được nhập từ châu Âu và người tiêu dùng có thể bị buộc phải trả giá cao hơn vì thuốc được bảo hộ sáng chế, không có lựa chọn thay thế.

Theo hãng Socal, với thuế quan, người tiêu dùng Mỹ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc trả giá cao hơn. Chuyên gia Wosińska cảnh báo: “Thuế quan tác động chính đến túi tiền của bệnh nhân. Phí bảo hiểm tăng khi việc chi trả cho thuốc tăng lên".

Một số lãnh đạo ngành dược lo ngại thuế quan sẽ ảnh hưởng đến nghiên cứu và phát triển (R&D). “Chúng tôi không thể vi phạm các thỏa thuận, vì vậy phải gánh chịu thuế quan và thực hiện các thỏa hiệp. Việc nghiên cứu và nhân sự bị ảnh hưởng mạnh, đó là kết quả đáng thất vọng", CEO Dave Ricks của Eli Lilly nói

EU áp thuế chống bán phá giá tạm thời 12,1% với một số loại thép cán nóng từ Việt Nam, trừ sản phẩm của Hòa Phát Dung...

Theo Trọng Huy (Theo CNBC, Reuters) ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Mỹ áp thuế đối ứng

Xem Thêm