Chia sẻ

Nghệ thuật dầm trà thủ công viết tiếp câu chuyện văn hóa trà Việt

Ngành F&B đang chuyển mình mạnh mẽ khi Gen Z (năm sinh từ khoảng 1997-2012) trở thành nhóm khách hàng chủ lực, định hình xu hướng tiêu dùng mới, không chỉ quan tâm đến chất lượng mà còn tìm kiếm trải nghiệm sáng tạo. Trước bài toán đó, Phúc Long kiên định gìn giữ nghệ thuật dầm trà thủ công đã làm nên tên tuổi nhưng vẫn không ngừng cải tiến để bắt nhịp thị hiếu mới, lan tỏa bản sắc và tinh thần trà Việt.

F&B Việt Nam trong cuộc chơi mới – Xu hướng nào sẽ lên ngôi?

Ngành F&B Việt Nam đang trải qua một giai đoạn biến động mạnh mẽ khi mô hình kinh doanh truyền thống đối diện với sự thay đổi nhanh chóng trong thói quen tiêu dùng. Sự cạnh tranh khốc liệt buộc các thương hiệu phải đổi mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trẻ.

Theo Báo cáo thị trường Kinh doanh Ẩm thực tại Việt Nam 2024 do iPOS.vn công bố, doanh thu ngành F&B tăng 16,6% so với năm 2023, với hơn 323.010 cửa hàng, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, sự phân hóa trong thị trường rõ rệt hơn khi 30.000 cửa hàng đã phải đóng cửa trong nửa đầu năm 2024, dù doanh thu toàn ngành vẫn đạt 403,9 nghìn tỷ đồng. Điều này phản ánh một xu hướng quan trọng: khách hàng đang dịch chuyển sang các thương hiệu có chiến lược rõ ràng, có khả năng thích nghi với xu hướng từ sản phẩm, concept đến chiến lược marketing.

Trong đó, Gen Z chính là động lực thúc đẩy sự thay đổi này. Theo Nielsen, đến năm 2025, thế hệ này dự kiến chiếm 25% lực lượng lao động Việt Nam, tương đương 15 triệu người tiêu dùng tiềm năng. Họ không chỉ tìm kiếm chất lượng, mà còn muốn kết nối với giá trị văn hóa, thương hiệu và câu chuyện phía sau sản phẩm. 40% Gen Z sẵn sàng thử nghiệm thương hiệu mới nếu sản phẩm mang lại sự sáng tạo, khác biệt và có tính cá nhân hóa cao. Không chỉ tiêu dùng, họ còn tích cực chia sẻ trải nghiệm trên mạng xã hội, biến mỗi lần “check-in” thành một tuyên ngôn về phong cách sống.

Sự trỗi dậy của thế hệ này đặt ra thách thức lớn cho các thương hiệu F&B: Làm thế nào để vừa đổi mới liên tục, vừa giữ được bản sắc riêng? Trước bài toán đó, Phúc Long đã lựa chọn một hướng đi khác biệt – đưa trà Việt vào nhịp sống trẻ một cách tự nhiên và gần gũi hơn.

Nhóm bạn trẻ yêu thích thức uống tại không gian Phúc Long

Nhóm bạn trẻ yêu thích thức uống tại không gian Phúc Long

Gen Z - Thế hệ vươn mình trên hành trình phát triển mới của Phúc Long

Tại Phúc Long, thế hệ trẻ không chỉ là người tiêu dùng mà còn là người kể chuyện. "Chúng tôi lấy khách hàng làm trung tâm, lấy bán lẻ làm trọng tâm. Sản phẩm không chỉ đơn thuần là đồ uống mà còn là cầu nối mang văn hóa trà Việt đến gần hơn với thế hệ mới" – CEO Phúc Long, bà Patricia Marques, chia sẻ.

Chính vì vậy, chiến lược phát triển của Phúc Long trong năm 2025 xoay quanh ba trụ cột chính: làm mới không gian, nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua đào tạo nhân sự, và phát triển thương hiệu gắn liền với văn hóa truyền thống nhưng mang hơi thở hiện đại.

Trước hết, không gian quán được đổi mới để phù hợp với phong cách sống của Gen Z. Các cửa hàng Phúc Long dần được thiết kế với tông màu xanh nhạt chủ đạo, ánh sáng tự nhiên và nội thất hiện đại, tạo nên một không gian vừa mang hơi thở truyền thống, vừa năng động, trẻ trung. Những địa điểm này nhanh chóng trở thành điểm check-in yêu thích trên các nền tảng mạng xã hội, giúp thương hiệu tiếp cận khách hàng một cách tự nhiên hơn.

Không gian Phúc Long với thiết kế hiện đại nhưng vẫn đậm nét Việt

Không gian Phúc Long với thiết kế hiện đại nhưng vẫn đậm nét Việt

Bên cạnh đó, đào tạo nhân sự cũng là một trọng tâm. Không chỉ là những người pha chế, đội ngũ nhân viên của Phúc Long còn là những “người kể chuyện” về trà Việt. Hệ thống đào tạo e-learning được triển khai trên toàn quốc, giúp chuẩn hóa chất lượng dịch vụ, đảm bảo mỗi khách hàng đều có trải nghiệm đồng nhất, dù ghé bất kỳ cửa hàng nào.

Đào tạo nhân sự cũng là một trọng tâm trong chiến lược phát triển của Phúc Long

Đào tạo nhân sự cũng là một trọng tâm trong chiến lược phát triển của Phúc Long

Cuối cùng, Phúc Long phát triển thương hiệu gắn liền với văn hóa Việt nhưng theo cách tiếp cận hiện đại hơn. Gần 60 năm đồng hành cùng văn hóa trà Việt, Phúc Long ghi dấu ấn bằng sự hòa quyện giữa giá trị truyền thống và chất lượng độc đáo. Từng lá trà đậm vị, được tuyển chọn kỹ lưỡng, giữ trọn hương thơm đặc trưng ngay cả khi kết hợp cùng các nguyên liệu khác.

Điểm khác biệt tạo nên bản sắc của Phúc Long chính là quy trình dầm trà thủ công theo từng mẻ, đảm bảo từng ly trà đến tay khách hàng luôn đậm đà, tươi ngon, khác biệt hoàn toàn so với việc ủ trà hàng loạt dễ tìm thấy ở các thương hiệu khác trên thị trường.

Không chỉ dừng lại ở việc lưu giữ hương vị truyền thống, để thích nghi với bối cảnh mới Phúc Long còn truyền tải sự khác biệt theo một cách mới mẻ, gần gũi hơn với thế hệ trẻ. Phúc Long sẽ triển khai nhiều chiến dịch truyền thông kết hợp với những người ảnh hưởng được giới trẻ yêu thích, khéo léo lồng ghép các giá trị truyền thống văn hóa Việt Nam và lợi thế về lịch sử lâu đời của thương hiệu. Những chiến dịch này không chỉ giúp thương hiệu gần gũi hơn với khách hàng trẻ, mà còn góp phần lan tỏa giá trị văn hóa theo cách tự nhiên, hấp dẫn. “Thế hệ trẻ hôm nay sẽ viết tiếp câu chuyện của Việt Nam và Phúc Long tự hào là một phần của hành trình đó”, đại diện công ty chia sẻ.

Là một thành viên thuộc hệ sinh thái Masan – nơi "Phụng sự người tiêu dùng" luôn được đặt lên hàng đầu, Phúc Long không chỉ phục vụ một ly trà, mà còn mang đến những câu chuyện kết nối văn hóa, truyền thống và thế hệ. Nhìn về tương lai, CEO Patricia Marques chia sẻ: “Phúc Long không chạy theo xu hướng, mà tập trung xây dựng giá trị cốt lõi để tạo ra sự kết nối lâu dài với khách hàng”.

Với tầm nhìn chiến lược năm 2025, Phúc Long được kỳ vọng không chỉ dừng lại ở một thương hiệu trà, mà còn trở thành nhịp cầu kết nối giữa các thế hệ. Trên hành trình đó, Gen Z không chỉ là người thưởng thức, mà còn là những người góp phần viết tiếp câu chuyện văn hóa theo cách riêng, cùng Phúc Long tiếp tục mang tinh thần trà Việt hoà nhịp trong hơi thở hiện đại.

([Tên nguồn]) .
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài