"Hàng xóm" Việt Nam khoét núi xây căn cứ hạt nhân tối mật suốt 17 năm

Chủ Nhật, ngày 28/04/2024 10:00 AM (GMT+7)
>> Sự kiện:Kinh tế toàn cảnh

Tổng chi phí của công trình lên tới hơn 9.100 tỷ đồng. Hơn 60.000 người đã tham gia xây dựng trong suốt 17 năm.

Lưu bài Bỏ lưu bài
Chia sẻ
Trung Quốc từng có một căn cứ hạt nhân tối mật mang tên “Công trình 816”. Do sự thay đổi chiến lược quốc gia, công trình này chưa bao giờ được đưa vào sử dụng và hiện đã trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng của nước này.

Trung Quốc từng có một căn cứ hạt nhân tối mật mang tên “Công trình 816”. Do sự thay đổi chiến lược quốc gia, công trình này chưa bao giờ được đưa vào sử dụng và hiện đã trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng của nước này.

Công trình 816 được biết đến là cơ sở công nghiệp nguyên liệu hạt nhân thứ hai của Trung Quốc, nằm ở thị trấn Bạch Đào, quận Bồi Lăng, thuộc thành phố Trùng Khánh.

Công trình 816 được biết đến là cơ sở công nghiệp nguyên liệu hạt nhân thứ hai của Trung Quốc, nằm ở thị trấn Bạch Đào, quận Bồi Lăng, thuộc thành phố Trùng Khánh.

Công trình này được cố Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai ký vào ngày 18/6/1966 nên mang mật danh 816.

Công trình này được cố Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai ký vào ngày 18/6/1966 nên mang mật danh 816.

Công trình phần lớn do Sư đoàn 54 của quân đội Trung Quốc thi công với tổng vốn đầu tư lên đến 359 triệu USD (~9.100 tỷ đồng).

Công trình phần lớn do Sư đoàn 54 của quân đội Trung Quốc thi công với tổng vốn đầu tư lên đến 359 triệu USD (~9.100 tỷ đồng).

Trong suốt 17 năm, dự án 816 đã huy động hơn 60.000 người tham gia xây dựng. Khoảng 12.000 lính công binh đã mất 8 năm để khoan đục núi thành hang và các chuyên gia đã mất 9 năm để lắp đặt thiết bị bên trong. 

Trong suốt 17 năm, dự án 816 đã huy động hơn 60.000 người tham gia xây dựng. Khoảng 12.000 lính công binh đã mất 8 năm để khoan đục núi thành hang và các chuyên gia đã mất 9 năm để lắp đặt thiết bị bên trong. 

Nơi đây hiện vẫn được coi là hang động nhân tạo lớn nhất thế giới, với tổng diện tích xây dựng lên tới 104.000m2, gồm 18 hang động và hơn 130 hang dẫn, hang nhánh và đường hầm được thiết kế để nhiều loại phương tiện có thể tự do đi lại. 

Nơi đây hiện vẫn được coi là hang động nhân tạo lớn nhất thế giới, với tổng diện tích xây dựng lên tới 104.000m2, gồm 18 hang động và hơn 130 hang dẫn, hang nhánh và đường hầm được thiết kế để nhiều loại phương tiện có thể tự do đi lại. 

Để xây dựng công trình này, hai ngọn núi lớn đã bị đào rỗng với hơn 1,5 triệu m3 đất đá được đào lên và nó được dùng để đắp thành 2 ngọn núi khác ở ngay phía đối diện.

Để xây dựng công trình này, hai ngọn núi lớn đã bị đào rỗng với hơn 1,5 triệu m3 đất đá được đào lên và nó được dùng để đắp thành 2 ngọn núi khác ở ngay phía đối diện.

Số đất đá này nhiều đến nỗi nếu dùng để đắp đường thì có thể xây một con đường dài khoảng 1.500km. Chính vì thế công trình còn được mệnh danh là “Trường Thành trong lòng đất”.

Số đất đá này nhiều đến nỗi nếu dùng để đắp đường thì có thể xây một con đường dài khoảng 1.500km. Chính vì thế công trình còn được mệnh danh là “Trường Thành trong lòng đất”.

Công trình có thể chịu được các cuộc tấn công hạt nhân có sức công phá tương đương 1 triệu tấn thuốc nổ TNT.       

Công trình có thể chịu được các cuộc tấn công hạt nhân có sức công phá tương đương 1 triệu tấn thuốc nổ TNT.       

Năm 1984 khi hoàn thành 85% tiến độ và lắp đặt được 60% công trình, với tổng chiều dài các tuyến đường trong hang lên tới 25km, Trung Quốc từ bỏ kế hoạch và công trình bị đình chỉ.

Năm 1984 khi hoàn thành 85% tiến độ và lắp đặt được 60% công trình, với tổng chiều dài các tuyến đường trong hang lên tới 25km, Trung Quốc từ bỏ kế hoạch và công trình bị đình chỉ.

Đến năm 2002, căn cứ hạt nhân quân sự tối mật này mới được Trung Quốc công khai. Năm 2010, nơi đây lần đầu tiên mở cửa cho du khách tham quan.

Đến năm 2002, căn cứ hạt nhân quân sự tối mật này mới được Trung Quốc công khai. Năm 2010, nơi đây lần đầu tiên mở cửa cho du khách tham quan.

Đến nay, phần mở cửa đón khách tham quan chỉ chiếm hơn 20% toàn bộ công trình. Phần còn lại của căn cứ 816 đang chờ được khai thác trong giai đoạn 2 và vẫn thuộc sự quản lý của quân đội.

Đến nay, phần mở cửa đón khách tham quan chỉ chiếm hơn 20% toàn bộ công trình. Phần còn lại của căn cứ 816 đang chờ được khai thác trong giai đoạn 2 và vẫn thuộc sự quản lý của quân đội.

(Lật để xem ảnh tiếp theo)
Theo Ngọc Mai (Tổng hợp)([Tên nguồn])

Tin bài cùng sự kiện Kinh tế toàn cảnh
(Lật để xem tiếp Bài cùng sự kiện)
Bộ sưu tập ảnh khác
(Lật để xem các bộ ảnh khác)
(Lật để xem các tin tiếp theo)
(Lật để xem các tin tiếp theo)
Dành cho phái đẹp
Lên đầu trang