Chia sẻ

Các nền kinh tế ứng phó thế nào với đòn thuế của ông Trump

0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Hầu hết quốc gia muốn thương lượng để tránh thuế đối ứng của Mỹ sắp có hiệu lực, trong khi Trung Quốc, Canada trả đũa, còn EU đang tính toán.

Từ 0h01 ngày 9/4 (giờ Mỹ), Mỹ bắt đầu áp thuế đối ứng lên tới 84% với các đối tác thương mại lớn. Từ cuối tuần trước, mức thuế chung 10% với hàng xuất khẩu vào nước này từ hơn 180 nền kinh tế đã được áp dụng.

Theo mức thuế mới, hàng nhập khẩu từ Liên minh châu Âu, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ chịu 20-26%. Việt Nam bị áp mức thuế 46%. Cao nhất là Trung Quốc với 84%, nâng tổng mức thuế bổ sung nước này phải chịu trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống Donald Trump lên 104%.

Vài ngày qua, phần lớn các nước đều mong muốn đàm phán để tránh chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ngày 8/4, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent thông tin đã có hơn 70 quốc gia liên hệ với Nhà Trắng để bắt đầu đàm phán. Theo ông Bessent, thuế đối ứng là "mức trần" Mỹ áp dụng với các nước, nó cũng có thể giảm xuống nếu các đối tác thương mại đáp ứng yêu cầu của chính quyền Trump.

Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc đang có chuyến công tác tại Mỹ để đàm phán các nội dung liên quan tới thuế đối ứng. Theo nguồn tin của VnExpress, ông dự kiến có cuộc gặp Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent vào ngày 10/4 (theo giờ Việt Nam).

Nhìn chung, phần lớn các bên đều đề xuất hạ nhiệt căng thẳng theo hướng có thể tính toán để giảm thuế, thực hiện thỏa thuận hay tăng mua hàng của Mỹ. Một số đã cử đại diện đến Washington để đàm phán.

Ứng phó của các nền kinh tế với đòn thuế của ông Trump

(Cập nhật đến ngày 9/4)

Các nền kinh tế ứng phó thế nào với đòn thuế của ông Trump - 1Các nền kinh tế ứng phó thế nào với đòn thuế của ông Trump - 2Các nền kinh tế ứng phó thế nào với đòn thuế của ông Trump - 3Hiện tại, Trung Quốc là một trong số ít nền kinh tế công bố động thái đáp trả cứng rắn. Bộ Tài chính nước này thông báo áp thuế nhập khẩu bổ sung 34% với toàn bộ hàng hóa Mỹ từ ngày 10/4. Động thái này khiến ông Trump quyết định tăng thêm 50%, nâng thuế đối ứng với hàng Trung Quốc lên 84%.

Tính từ nhiệm kỳ đầu của ông Trump, tổng cộng mức thuế Mỹ áp với hàng Trung Quốc lên tới 104%.

Một ngày trước khi thuế bổ sung của Mỹ, Tổng thống Trump vẫn nói rằng ông mong chờ phản hồi và cuộc gọi từ Bắc Kinh. Tuy nhiên, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới không cho thấy tín hiệu sẽ nhượng bộ khi liên tiếp phát đi thông điệp cứng rắn.

Bộ Thương mại cho biết Trung Quốc sẽ "đáp trả đến cùng" khi Mỹ tăng thuế thêm 50%. Sau đó, tại cuộc điện đàm với lãnh đạo Uỷ ban Liên minh châu Âu (EC), Thủ tướng Lý Cường cũng khẳng định Bắc Kinh tự tin duy trì tăng trưởng kinh tế lành mạnh và bền vững. Theo ông, nước này có đủ công cụ, chính sách trong tay để ứng phó với những cú sốc từ bên ngoài.

Trung Quốc đã hạ giá đồng nhân tệ xuống mức thấp nhất 19 tháng trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ leo thang.

Để trả đũa, cuối tuần trước Canada cũng thông báo áp thuế nhập khẩu 25% với toàn bộ ôtô từ Mỹ (xe không thuộc diện ưu đãi trong Hiệp định Mỹ - Mexico - Canada) từ ngày 6/3. Trước đó hồi tháng 2, họ cũng công bố kế hoạch thuế nhập khẩu với khoảng 116 tỷ USD hàng Mỹ theo từng giai đoạn, tùy vào động thái từ ông Trump. Đến nay, nước láng giềng này đã hai lần áp thuế đáp trả Washington với lượng hàng trị giá gần 25 tỷ USD.

Liên minh châu Âu cũng đang xây dựng phương án ứng phó với thuế quan của Mỹ. Hôm nay, các nước trong khối sẽ bỏ phiếu về biện pháp trả đũa với thép và nhôm nhập khẩu từ Mỹ. Trong tuần sau, EU dự kiến công bố mức thuế được cho là "có đi có lại" và thuế với ôtô Mỹ. Dù vậy, khối này vẫn kêu gọi các bên thương lượng tránh gây thêm căng thẳng.

Mỹ chính thức áp mức thuế cao kỷ lục lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, khiến thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo và...

Theo Anh Tú (tổng hợp) ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Mỹ áp thuế đối ứng

Xem Thêm