Những thư viện kỳ lạ nhất trên thế giới có gì đặc biệt?

Sự kiện: Giáo dục

Một số thư viện khác lạ rất đáng chú ý nhờ thiết kế kỳ quặc hoặc phương pháp sáng tạo mà họ sử dụng để truyền cảm hứng đọc đến với cộng đồng. Hãy cùng chiêm ngưỡng những thư viện khác thường nhất trên thế giới.

Biblioburro (Colombia): Luis Soriano, một giáo viên đã quyết tâm giúp học sinh của mình tiếp cận với sách, vì vậy ông đã thành lập một thư viện đặc biệt. Soriano sở hữu hai con lừa và ông chất lên những con lừa khoảng 70 cuốn sách và cưỡi chúng đến các trường tiểu học địa phương để đọc truyện cho học sinh.

Biblioburro (Colombia): Luis Soriano, một giáo viên đã quyết tâm giúp học sinh của mình tiếp cận với sách, vì vậy ông đã thành lập một thư viện đặc biệt. Soriano sở hữu hai con lừa và ông chất lên những con lừa khoảng 70 cuốn sách và cưỡi chúng đến các trường tiểu học địa phương để đọc truyện cho học sinh.

Thư viện thành phố Stuttgart (Đức): Không gian trung tâm là một kim tự tháp ngược toàn màu trắng tuyệt đẹp. Vào ban đêm, tòa nhà thậm chí còn nổi bật hơn. Những ánh đèn xanh biến cấu trúc đơn giản này thành một tác phẩm nghệ thuật rực rỡ.

Thư viện thành phố Stuttgart (Đức): Không gian trung tâm là một kim tự tháp ngược toàn màu trắng tuyệt đẹp. Vào ban đêm, tòa nhà thậm chí còn nổi bật hơn. Những ánh đèn xanh biến cấu trúc đơn giản này thành một tác phẩm nghệ thuật rực rỡ.

Thư viện lạc đà (Kenya): Lạc đà rất thích hợp với địa hình khắc nghiệt và nhiệt độ mùa hè nóng bức trong vùng, vì vậy chúng là lựa chọn lý tưởng để vận chuyển hàng trăm cuốn sách cùng với lều và thảm đọc sách cho các cộng đồng du mục trong khu vực.

Thư viện lạc đà (Kenya): Lạc đà rất thích hợp với địa hình khắc nghiệt và nhiệt độ mùa hè nóng bức trong vùng, vì vậy chúng là lựa chọn lý tưởng để vận chuyển hàng trăm cuốn sách cùng với lều và thảm đọc sách cho các cộng đồng du mục trong khu vực.

Lire à la Plage (Pháp): Mỗi mùa hè, Lire à la Plage (“Đọc sách trên bãi biển”) mang thư viện đến hơn chục khu nghỉ mát ven biển của Normandy. Chương trình này đã được thực hiện ở Pháp từ năm 2005, các mô hình tương tự đã lan rộng đến tận Bãi biển Coogee của Úc, thị trấn nghỉ mát Albena trên bờ Biển Đen của Bulgaria và Tel Aviv, Israel.

Lire à la Plage (Pháp): Mỗi mùa hè, Lire à la Plage (“Đọc sách trên bãi biển”) mang thư viện đến hơn chục khu nghỉ mát ven biển của Normandy. Chương trình này đã được thực hiện ở Pháp từ năm 2005, các mô hình tương tự đã lan rộng đến tận Bãi biển Coogee của Úc, thị trấn nghỉ mát Albena trên bờ Biển Đen của Bulgaria và Tel Aviv, Israel.

Thư viện Binhai Thiên Tân (Trung Quốc): Được khai trương vào năm 2017, tòa nhà ngoạn mục có biệt danh là “Con mắt” này là một công trình kiến trúc 5 tầng tráng lệ. Trung tâm của nó là các giá sách cao từ sàn đến trần với sức chứa khoảng 1,2 triệu cuốn sách. Trên thực tế, đây là những hình ảnh được in trên các tấm nhôm như một phần thiết kế của tòa nhà.

Thư viện Binhai Thiên Tân (Trung Quốc): Được khai trương vào năm 2017, tòa nhà ngoạn mục có biệt danh là “Con mắt” này là một công trình kiến trúc 5 tầng tráng lệ. Trung tâm của nó là các giá sách cao từ sàn đến trần với sức chứa khoảng 1,2 triệu cuốn sách. Trên thực tế, đây là những hình ảnh được in trên các tấm nhôm như một phần thiết kế của tòa nhà.

Thư viện xích (Anh): Sách trong những thư viện này được xích vào giá để chống trộm. Mặc dù nó hầu như đã bị lãng quên vào thế kỷ 18, nhưng có khoảng một chục bộ sưu tập thư viện xích vẫn còn tồn tại ở Anh. Lâu đời nhất là Thư viện Francis Trigge, được thành lập năm 1598 tại Nhà thờ St Wulfram ở Grantham, Lincolnshire. Trong khi đó, thư viện xích lớn nhất ở Anh nằm bên trong Nhà thờ Hereford nơi các cuốn sách lâu đời nhất của nó có niên đại từ thế kỷ thứ 8.

Thư viện xích (Anh): Sách trong những thư viện này được xích vào giá để chống trộm. Mặc dù nó hầu như đã bị lãng quên vào thế kỷ 18, nhưng có khoảng một chục bộ sưu tập thư viện xích vẫn còn tồn tại ở Anh. Lâu đời nhất là Thư viện Francis Trigge, được thành lập năm 1598 tại Nhà thờ St Wulfram ở Grantham, Lincolnshire. Trong khi đó, thư viện xích lớn nhất ở Anh nằm bên trong Nhà thờ Hereford nơi các cuốn sách lâu đời nhất của nó có niên đại từ thế kỷ thứ 8.

Vũ khí hướng dẫn đại chúng (Argentina): Vào năm 2015, nghệ sĩ Raul Lemesoff đã tạo ra một cuộc triển lãm tạm thời mà anh ấy đặt tên là “Vũ khí hướng dẫn đại chúng” và lái nó đi khắp Buenos Aires. Nó có đủ chỗ cho 900 cuốn sách mà anh ấy đã phân phát cho mọi người trên khắp thủ đô Argentina và xa hơn nữa chỉ với một yêu cầu duy nhất: Nếu họ nhận món quà của anh ấy, họ phải hứa sẽ đọc nó.

Vũ khí hướng dẫn đại chúng (Argentina): Vào năm 2015, nghệ sĩ Raul Lemesoff đã tạo ra một cuộc triển lãm tạm thời mà anh ấy đặt tên là “Vũ khí hướng dẫn đại chúng” và lái nó đi khắp Buenos Aires. Nó có đủ chỗ cho 900 cuốn sách mà anh ấy đã phân phát cho mọi người trên khắp thủ đô Argentina và xa hơn nữa chỉ với một yêu cầu duy nhất: Nếu họ nhận món quà của anh ấy, họ phải hứa sẽ đọc nó.

Câu lạc bộ đọc sách của Nanie (Philippines): Vào năm 2000, một người đàn ông Philippines tên là Hernando “Nanie” Guanlao đã thành lập một thư viện bên ngoài nhà để cảm ơn cha mẹ đã truyền cho anh niềm đam mê đọc sách. Ban đầu, Guanlao đặt bộ sưu tập sách nhỏ của mình trên vỉa hè cho hàng xóm mượn. Khi những người hàng xóm của anh ấy trả lại, họ cũng mang theo sách của mình tới, và bộ sưu tập tăng lên nhanh chóng. Hai thập kỷ sau, Câu lạc bộ đọc sách của Nanie rất nổi tiếng và cả căn nhà đều được bao phủ bởi sách.

Câu lạc bộ đọc sách của Nanie (Philippines): Vào năm 2000, một người đàn ông Philippines tên là Hernando “Nanie” Guanlao đã thành lập một thư viện bên ngoài nhà để cảm ơn cha mẹ đã truyền cho anh niềm đam mê đọc sách. Ban đầu, Guanlao đặt bộ sưu tập sách nhỏ của mình trên vỉa hè cho hàng xóm mượn. Khi những người hàng xóm của anh ấy trả lại, họ cũng mang theo sách của mình tới, và bộ sưu tập tăng lên nhanh chóng. Hai thập kỷ sau, Câu lạc bộ đọc sách của Nanie rất nổi tiếng và cả căn nhà đều được bao phủ bởi sách.

Thư viện bốt điện thoại ở Anh: Người dân địa phương đã giải cứu bốt điện thoại mang tính biểu tượng khi họ nghe tin British Telecom sắp dỡ bỏ nó. Họ đã biến nó thành một thư viện nhỏ thú vị, tất cả đều do các tình nguyện viên điều hành. Thư viện bốt điện thoại này mở cửa 24 giờ một ngày và thậm chí còn có đèn chiếu sáng để bạn có thể xem qua sách vào lúc nửa đêm.

Thư viện bốt điện thoại ở Anh: Người dân địa phương đã giải cứu bốt điện thoại mang tính biểu tượng khi họ nghe tin British Telecom sắp dỡ bỏ nó. Họ đã biến nó thành một thư viện nhỏ thú vị, tất cả đều do các tình nguyện viên điều hành. Thư viện bốt điện thoại này mở cửa 24 giờ một ngày và thậm chí còn có đèn chiếu sáng để bạn có thể xem qua sách vào lúc nửa đêm.

Thư viện nhỏ miễn phí: Todd Bol bắt đầu xu hướng này vào năm 2009 khi anh dựng một ngôi nhà gỗ nhỏ trước sân để tưởng nhớ người mẹ quá cố của mình. Anh xếp đầy sách vào đó và treo một tấm biển mời mọi người lấy một cuốn sách hoặc để lại một cuốn ở đó. Hiện nay có hơn 6.000 thư viện siêu nhỏ này trên khắp thế giới.

Thư viện nhỏ miễn phí: Todd Bol bắt đầu xu hướng này vào năm 2009 khi anh dựng một ngôi nhà gỗ nhỏ trước sân để tưởng nhớ người mẹ quá cố của mình. Anh xếp đầy sách vào đó và treo một tấm biển mời mọi người lấy một cuốn sách hoặc để lại một cuốn ở đó. Hiện nay có hơn 6.000 thư viện siêu nhỏ này trên khắp thế giới.

Thư viện máy bán hàng tự động (Trung Quốc): Nếu bạn cảm thấy muốn đọc một cuốn sách mới sau nửa đêm thì đừng lo, các thư viện máy đang mọc lên ở khắp mọi nơi: tại các nhà ga, trên đường phố và trong các trung tâm mua sắm ở Bắc Kinh.

Thư viện máy bán hàng tự động (Trung Quốc): Nếu bạn cảm thấy muốn đọc một cuốn sách mới sau nửa đêm thì đừng lo, các thư viện máy đang mọc lên ở khắp mọi nơi: tại các nhà ga, trên đường phố và trong các trung tâm mua sắm ở Bắc Kinh.

Thư viện trên xe buýt (Brazil): Antonio da Conceição Ferreira đã bắt đầu xây dựng một thư viện nhỏ trên chiếc xe buýt công cộng mà anh ấy đi và nó đã phát triển mạnh mẽ được 11 năm nay. Một kệ sách nhỏ được lắp bên trong xe buýt để được khoảng 15 đầu sách, với mong muốn truyền lại mơ ước mở rộng dự án ra tất cả các tuyến xe buýt ở Brazil.

Thư viện trên xe buýt (Brazil): Antonio da Conceição Ferreira đã bắt đầu xây dựng một thư viện nhỏ trên chiếc xe buýt công cộng mà anh ấy đi và nó đã phát triển mạnh mẽ được 11 năm nay. Một kệ sách nhỏ được lắp bên trong xe buýt để được khoảng 15 đầu sách, với mong muốn truyền lại mơ ước mở rộng dự án ra tất cả các tuyến xe buýt ở Brazil.

Theo NHẬT ANH (Theo manybooks) ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Giáo dục

Xem Thêm