Học sinh lớp 9 ném thi thể thai nhi ở bãi đất trống: Lỗ hổng giáo dục giới tính?
Việc 2 học sinh lớp 9 ném thi thể thai nhi ở bãi đất trống khiến nhiều người bàn tán đặt câu hỏi về vai trò của nhà trường và các tổ chức xã hội.
Nơi thai nhi bị ném bỏ ở bãi đất trống. Ảnh: Lao động
Vụ việc hai học sinh lớp 9 tại TPHCM vứt bỏ thai nhi ở bãi đất trống gây chấn động dư luận. Ngoài việc đặt ra nhiều câu hỏi về trách nhiệm của gia đình và nhà trường trong việc giáo dục giới tính cho trẻ thì PGS.TS. Trần Thành Nam – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục nhìn nhận đây là vụ việc rất đau lòng và đáng tiếc khiến chúng ta phải nhìn nhận lại những lỗ hổng nghiêm trọng trong giáo dục giới tính; trong khoảng cách cha mẹ - con cái cũng như hoạt động chức năng kém hiệu quả của hệ thống hỗ trợ xã hội đối với thanh thiếu niên.
PGS Nam phân tích, nhìn từ góc độ giáo dục giới tính, chúng ta đã quan tâm đầu tư nhưng thiếu nhất quán, thiếu hệ thống và thiếu bền vững. Khi nào có sự việc thì triển khai, còn không thì sẽ ưu tiên những vấn đề khác.
“Việc giáo dục về cơ bản quá muộn so với tuổi phát triển của con trẻ, nặng lý thuyết và thiếu thực tiễn. Kinh nghiệm của tôi thấy nhiều trường chỉ tập trung vào kiến thức sinh học, thiếu đi các bài học thực tế về tình cảm, trách nhiệm, hiểu biết phát luật trong xử lý tình huống”- PGS Nam chia sẻ.
Ở nhà, phụ huynh về cơ bản vẫn xem đây là vấn đề nhạy cảm, né tránh đề cập hoặc đề cập theo kiểu đe dọa khiến học sinh về cơ bản không trao đổi với cha mẹ mà tự tìm hiểu từ những trang web đen.
“Chúng ta cần nhanh chóng triển khai những bài giảng hoàn chỉnh và lan tỏa đến học sinh sớm hơn; tích hợp các nội dung về thế nào là tình bạn lành mạnh, thế nào là tình yêu lành mạnh; thế nào là giới hạn nên duy trì và những hệ quả xấu; những vấn đề về trách nhiệm pháp lý và tình cảm theo từng nhóm độ tuổi”- ông Nam nói.
Theo ông Nam, những bài giảng tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tạo môi trường mở để học sinh đặt câu hỏi và tìm kiếm lời khuyên một cách khoa học nhưng không bị phán xét. Đồng thời đưa ra rất nhiều tình huống thực tế và cách học sinh cần phản ứng xử lý trong tình huống nguy hiểm như bị xâm hại, mang thai ngoài ý muốn, hoặc thao túng tình cảm mà trong môi trường giáo dục trực tiếp khó thực hiện do sự e ngại của các bên.
Gia đình đã ở đâu?
Cũng liên quan đến vấn đề này, PGS.TS. Trần Thành Nam cho rằng, nhiều người sẽ cảm thấy sốc vì không hiểu gia đình, phụ huynh đã ở đâu khi một đứa trẻ lớp 9 mang bầu và sinh con tại nhà mà không được nhận ra.
Tại sao học sinh lớp 9 lại che giấu việc mang thai trong suốt 9 tháng? Và tại sao đứa trẻ có thể che giấu thành công khi chắc chắn sẽ có những dấu hiệu tăng cân, mệt mỏi, thay đổi tâm trạng kéo dài và các thay đổi sinh lý của thời kỳ thai nghén?
“Có phải sự bận rộn, lơ là của cả gia đình? Nếu đúng thì đây cũng là một dạng hành vi bạo lực. Nó là bạo lực lạnh/bạo lực bỏ mặc mà học sinh là nạn nhân. Và chúng ta cần xem xét xử lý vụ việc cả ở những thủ phạm bạo hành nữa”- ông Nam nói.
Ngày 5/2, người dân phát hiện thi thể một thai nhi tại bãi đất trống trên đường Nguyễn Hữu Dật, phường Tây Thạnh, TPHCM và lập tức trình báo chính quyền. Nhận tin báo, Công an quận Tân Phú đã có mặt để thu thập thông tin, đưa thi thể về nhà xác và khẩn trương điều tra vụ việc.
Công an quận Tân Phú đã xác định được hai đối tượng thực hiện hành vi trên là hai học sinh đang học lớp 9. Được biết, sau khi mang thai và sinh con tại nhà, nhận thấy đứa trẻ không còn hô hấp, hai học sinh này đã ném thi thể vào bãi đất trống.
Câu chuyện nữ sinh lớp 7 mang thai và sinh con tại Bắc Giang một lần nữa lại gióng hồi chuông cảnh báo về giáo dục giới...