Tới Australia, thăm cồn cát trên đảo Fraser
Đảo Fraser nằm dọc bở biển phía Nam tiểu bang Queensland, Australia, cách Brisbane khoảng 200km về phía Bắc. Fraser có chiều dài 120km và rộng khoảng 24km tại điểm rộng nhất, nó được coi là cồn cát lớn nhất thế giới.
Hòn đảo này có vẻ đẹp tự nhiên đặc trưng của rừng nhiệt đới, với rừng vạch đàn, rừng ngập mặn và đầm lầy than bùn…
Đảo Fraser có bờ biển với bãi cát kéo dài hơn 250km.
Nội địa là cảnh quan hùng vĩ của khu rừng nhiệt đới đang phát triển ngày càng mạnh mẽ trên những cồn cát cao, một hiện tượng được cho là duy nhất trên thế giới.
Một phần của hòn đảo được bảo vệ trong vườn quốc gia Great Sandy.
Cát trên đảo Fraser đã được tích lũy trong khoảng 750.000 năm trên nền đá núi lửa. Sự phát triển của cát trên đảo thường chôn vùi rừng và nhiều động thực vật.
Tốc độ di chuyển của cồn cát mỗi năm phụ thuộc vào các yếu tố như cường độ gió và lượng hơi ẩm trong cát. Những đụn cát sẽ dần dần ngừng chuyển động khi chúng đến những khu vực không bị ảnh hưởng bởi gió.
Không giống như nhiều cồn cát khác, đời sống thực vật ở đây rất phong phú do các loại nấm rễ tự nhiên có trong cát, cung cấp chất dinh dưỡng cho các thực vật khác trên đảo phát triển. Trên đảo Fraser có rất nhiều loài động thực vật sinh sống, trong đó có một số loài động vật có vú và rất nhiều loài chim, bò sát, các loài lưỡng cư…
Một nửa số hồ nước ngọt hình thành giữa cồn cát của thế giới tồn tại trên hòn đảo này, tạo ra một cảnh quan ngoạn mục và đa dạng.
Mạch nước ngầm lớn nhất thế giới cũng được tìm thấy tại đây.
Đảo Fraser là nơi sinh sống của con người được đã hơn 5000 năm. Nhà thám hiểm James Cook đã đáp thuyền lên đảo tháng 5/1770.
Matthew Flinders hạ cánh xuống phía bắc của hòn đảo này năm 1802.
Trong một thời gian ngắn hòn đảo được gọi là Great Sandy. Hòn đảo được gọi là Fraser do những câu chuyện về một người sống sót sau vụ đắm tàu tên là Eliza Fraser.
Ngày nay, hòn đảo này là một điểm du lịch phổ biến.