Tết Nguyên đán ở các nước châu Á được tổ chức như thế nào?

Sự kiện: Du lịch Châu Á

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán hằng năm là một ngày lễ truyền thống quan trọng của nhiều nước đồng văn. Ngày lễ này được tổ chức ở nhiều quốc gia và mỗi nơi đều có những phong tục, truyền thống riêng với mục đích mang lại may mắn cho năm tới.

Hàn Quốc: Tết Nguyên đán là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng nhất, là dịp để tỏ lòng thành kính với tổ tiên và người lớn tuổi. Người Hàn Quốc mặc trang phục truyền thống hanbok trong dịp này.

Hàn Quốc: Tết Nguyên đán là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng nhất, là dịp để tỏ lòng thành kính với tổ tiên và người lớn tuổi. Người Hàn Quốc mặc trang phục truyền thống hanbok trong dịp này.

Trẻ em cũng nhận được tiền và những lời chúc cho năm mới. Họ mặc bộ hanbok truyền thống và cúi đầu chào những người lớn tuổi trong gia đình, sau đó cả nhà thưởng thức những món ăn truyền thống như mandu (bánh bao Hàn Quốc) và dduk-guk (súp bánh gạo thái mỏng)...

Trẻ em cũng nhận được tiền và những lời chúc cho năm mới. Họ mặc bộ hanbok truyền thống và cúi đầu chào những người lớn tuổi trong gia đình, sau đó cả nhà thưởng thức những món ăn truyền thống như mandu (bánh bao Hàn Quốc) và dduk-guk (súp bánh gạo thái mỏng)...

Trung Quốc: Bé trai mặc trang phục truyền thống màu đỏ của Trung Quốc nhận hồng bao từ ông bà trong dịp Tết Nguyên Đán

Trung Quốc: Bé trai mặc trang phục truyền thống màu đỏ của Trung Quốc nhận hồng bao từ ông bà trong dịp Tết Nguyên Đán

Ở Trung Quốc, vào đêm Giao thừa, mọi người thường quây quần bên nhau. Người Trung Quốc có phong tục mặc quần áo mới để chào đón năm mới, thường là màu đỏ và vàng may mắn. Đường phố được trang trí rất lộng lẫy bằng đèn lồng màu đỏ. 

Ở Trung Quốc, vào đêm Giao thừa, mọi người thường quây quần bên nhau. Người Trung Quốc có phong tục mặc quần áo mới để chào đón năm mới, thường là màu đỏ và vàng may mắn. Đường phố được trang trí rất lộng lẫy bằng đèn lồng màu đỏ. 

Việt Nam: Các thành viên gia đình Việt Nam cùng nhau làm bánh chưng. Bánh chưng là món ăn vô cùng quen thuộc không thể thiếu trên bàn thờ, bữa ăn gia đình của người Việt trong dịp Tết

Việt Nam: Các thành viên gia đình Việt Nam cùng nhau làm bánh chưng. Bánh chưng là món ăn vô cùng quen thuộc không thể thiếu trên bàn thờ, bữa ăn gia đình của người Việt trong dịp Tết

Cũng giống như các nước khác, Việt Nam có trang phục truyền thống riêng - áo dài - được cả nam và nữ mặc trong dịp năm mới. Trẻ em cũng nhận được lì xì từ người lớn.

Cũng giống như các nước khác, Việt Nam có trang phục truyền thống riêng - áo dài - được cả nam và nữ mặc trong dịp năm mới. Trẻ em cũng nhận được lì xì từ người lớn.

Singapore: Chingay Parade là cuộc diễu hành đường phố biểu diễn thường niên được tổ chức tại Singapore từ năm 1974 nhằm chào mừng Tết Nguyên đán. Với khoảng 75% dân số là người gốc Hoa, người dân Singapore vui chơi hết mình vào dịp Tết Nguyên đán. 

Singapore: Chingay Parade là cuộc diễu hành đường phố biểu diễn thường niên được tổ chức tại Singapore từ năm 1974 nhằm chào mừng Tết Nguyên đán. Với khoảng 75% dân số là người gốc Hoa, người dân Singapore vui chơi hết mình vào dịp Tết Nguyên đán. 

Malaysia: Tết Nguyên đán ở Malaysia là thời điểm để các gia đình quây quần bên nhau trong bữa tối đoàn viên. Kỳ nghỉ kéo dài 15 ngày và vào ngày cuối cùng, Chap Goh Mei hay lễ hội đèn lồng được tổ chức đúng ngày rằm tháng Giêng.

Malaysia: Tết Nguyên đán ở Malaysia là thời điểm để các gia đình quây quần bên nhau trong bữa tối đoàn viên. Kỳ nghỉ kéo dài 15 ngày và vào ngày cuối cùng, Chap Goh Mei hay lễ hội đèn lồng được tổ chức đúng ngày rằm tháng Giêng.

Đài Loan (Trung Quốc): Ở Đài Loan, hầu hết mọi người đều về nhà đón năm mới cùng gia đình. Nian gao (bánh tổ) là món ăn phổ biến nhất, theo sau là dứa. Việc không ăn hết cá và giữ lại một ít thức ăn thừa từ bữa ăn ngày lễ được coi là may mắn, vì trong tiếng Hoa, từ "cá" phát âm gần giống "dư dả".

Đài Loan (Trung Quốc): Ở Đài Loan, hầu hết mọi người đều về nhà đón năm mới cùng gia đình. Nian gao (bánh tổ) là món ăn phổ biến nhất, theo sau là dứa. Việc không ăn hết cá và giữ lại một ít thức ăn thừa từ bữa ăn ngày lễ được coi là may mắn, vì trong tiếng Hoa, từ "cá" phát âm gần giống "dư dả".

Philippines: Lễ kỷ niệm truyền thống vào dịp Tết Nguyên đán được gọi là Media Noche, nơi các gia đình Philippines cùng nhau tổ chức bữa tiệc lúc nửa đêm để chào mừng một năm thịnh vượng phía trước. Trên bàn thường có trái cây hình tròn - một truyền thống bắt nguồn từ Trung Quốc - vì hình dạng này tượng trưng cho sự may mắn.

Philippines: Lễ kỷ niệm truyền thống vào dịp Tết Nguyên đán được gọi là Media Noche, nơi các gia đình Philippines cùng nhau tổ chức bữa tiệc lúc nửa đêm để chào mừng một năm thịnh vượng phía trước. Trên bàn thường có trái cây hình tròn - một truyền thống bắt nguồn từ Trung Quốc - vì hình dạng này tượng trưng cho sự may mắn.

Theo Hàn Ly (Theo travelandleisure) ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Du lịch Châu Á

Xem Thêm