Nơi được ví như “địa ngục trần gian” nhưng vẫn tấp nập người ở
Mặc dù điều kiện sống của người dân nơi đây rất kinh khủng nhưng họ lại tình nguyện vì một ước mơ được đổi đời.
La Rinconada là một thị trấn nằm dưới chân con sông băng Andean hùng vĩ ở Peru, ở độ cao 5.100m so với mực nước biển.
Đó là một khu định cư cũ, từng là nơi khai thác vàng. Ngày nay, có khoảng 70.000 người sống tại đây nhờ “cơn sốt vàng” ngày xưa.
Đây cũng là nơi có mật độ người ở đông đúc nhất thế giới, mặc dù nó được coi là một trong những nơi được ví như “địa ngục trần gian”.
Khi mỏ vàng lần đầu được phát hiện, nó được quản lý bởi 1 công ty chỉ có đàn ông trong làng làm việc.
Những người đàn ông này phải có khả năng chịu đựng cao đối với nhiệt độ khắc nghiệt khi xuống các đường hầm lên tới -15 độ C.
Những người lao động tiềm năng cũng phải có sức khoẻ tốt để chịu đựng tình trạng thiếu oxy ở trên núi cao.
Họ vượt qua quãng đường leo núi hơn nửa giờ mỗi ngày, hít thở không khí hiếm hoi chứa đầy khí độc như thủy ngân và xyanua để đi tìm vàng.
Điều kiện sống ở La Rinconada không có gì ngoài từ “khủng khiếp”. Nguồn nước uống duy nhất của thành phố là từ các hồ bị ô nhiễm thủy ngân, không có hệ thống xử lý chất thải.
Người dân buộc phải sống giữa rác thải, không có điện và nước thải, giữa những mùi hôi thối khó chịu.
Không có trường học hay bệnh viện, tuổi thọ của người dân ở đây trung bình từ 30-35 năm, bằng khoảng một nửa so với tuổi thọ trung bình của một công dân Peru.
Người dân nơi đây chết dần chết mòn bởi các bệnh về phổi và nhiễm trùng đường hô hấp, theo thời gian ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây biến dạng, mất trí nhớ, tê liệt và tử vong.
Nơi này còn được gọi là "thiên đường của quỷ", là nơi được quản lý bất hợp pháp bởi các băng nhóm tội phạm và các tổ chức địa phương không cho phép các công ty khai thác nước ngoài.
Công nhân phải chịu đựng một hệ thống thanh toán vô lý có tên là "cachorreo". Họ được trả lương bằng 0, phải làm việc miễn phí trong 30 ngày liên tục.
Vào ngày thứ 31, họ được yêu cầu đào liên tục trong 3 giờ, sau đó loại bỏ tất cả vật liệu khai thác.
Điều thực sự không thể tưởng tượng được là không ai trong số những người thợ mỏ này bị buộc phải làm việc trong những điều kiện đau khổ và suy thoái như vậy, họ tình nguyện với hy vọng trở nên giàu có.
Peru là quốc gia thứ 8 trên thế giới về xuất khẩu vàng nhưng không phải ai cũng biết chính xác cách khai thác vàng.
Nguồn gốc thực sự của việc khai thác vàng thường được các tập đoàn lớn giữ kín, bỏ qua các hành vi vi phạm nhân quyền, hủy hoại môi trường và xã hội lợi nhuận là trên hết.