Những phong tục đón Tết Nguyên đán ở các nước châu Á
Tết Nguyên đán được coi là lễ hội lớn nhất và quan trọng nhất trong Âm lịch, đánh dấu nhiều truyền thống và hoạt động văn hóa. Những ngày Tết, ngoài việc dọn dẹp nhà cửa, làm cơm cúng tưởng nhớ đến tổ tiên cũng như những người đã khuất, thăm viếng họ hàng... người ta còn ăn các món ăn theo phong tục với mong muốn mang lại sự may mắn.
Thờ cúng tổ tiên và viếng chùa: Tại nhiều nước châu Á, truyền thống quan trọng nhất trong dịp Tết Nguyên đán là đi lễ chùa hoặc chuẩn bị một buổi lễ cúng tổ tiên tại nhà để tưởng nhớ những thành viên trong gia đình đã qua đời. Các gia đình chuẩn bị nhiều món ăn cầu kỳ như cá, gà và bánh nếp truyền thống mang đến đền thờ để tỏ lòng thành kính với tổ tiên.
Những phong bao lì xì: Phong bao màu đỏ là thứ không thể thiếu của Tết Nguyên đán. Màu đỏ tượng trưng cho năng lượng, hạnh phúc và may mắn trong văn hóa Trung Quốc, vì vậy trẻ em được khuyến khích giữ kĩ bao lì xì.
Ăn dưa hành ở Việt Nam: Thực phẩm đóng một vai trò quan trọng trong lễ kỷ niệm Tết Nguyên đán. Những gia đình nhiều thế hệ quây quần bên bàn làm bánh chưng và một món ăn khá đặc biệt khác là dưa hành muối. Ngày Tết sẽ không trọn vẹn nếu thiếu món dưa hành tự làm để giúp giảm ngấy trong những bữa ăn nhiều dầu mỡ, nhiều calo.
Những bức thư tình ở Singapore: Tại Singapore, bạn có thể tìm thấy vô số bánh quy, kẹo và bánh ngọt nhỏ được giữ trong nhà để dành cho những người bạn bất ngờ ghé thăm. Một trong những món ngon nhất là “những bức thư tình” kueh kapi, những tấm giấy xốp và giòn được tạo hình cuộn tròn lại.
Khay đoàn kết ở Hồng Kông: Được đặt tên là “Khay của sự đoàn kết”, những người bạn trao đổi khay đồ ngọt trong suốt kỳ nghỉ lễ, với mỗi món ăn nhẹ đều có ý nghĩa tốt lành riêng. Kẹo cam, nhãn ngọt và chà là khô được đặt trên một khay tròn và chia sẻ cho những người thân yêu khi họ nói lời tạm biệt với năm cũ trong thời gian chuẩn bị đón giao thừa. Thường có tám loại trái cây khác nhau được tìm thấy trong một khay với số 8 là một con số rất may mắn.
Mochi ở Hàn Quốc: Ở Hàn Quốc, các gia đình và bạn bè chơi trò chơi để tỉnh táo vào đêm giao thừa với Yut Nori, một trò chơi xúc xắc bằng gậy gỗ truyền thống nhất, nhằm khuyến khích một năm giao lưu với bạn bè và gia đình. Yut Nori tuân theo cùng một kỹ thuật bói toán cổ điển. Mochi cũng được ăn ở cả Hàn Quốc và Nhật Bản, với bánh dính trông giống như bạn bè và gia đình sẽ gắn bó với nhau trong năm mới.
Pháo và múa lân ở Malaysia: Pháo được dùng để xua đuổi tà ma bằng tiếng nổ, trong khi múa lân tượng trưng cho hạnh phúc, tiếng trống đánh cũng xua đuổi tà ma. Penang là một trong những nơi tốt nhất để xem pháo hoa, pháo nổ và múa lân.
Dọn dẹp đón mùa xuân ở Trung Quốc: Một trong những nhiệm vụ đáng sợ đối với trẻ em Trung Quốc là dọn dẹp chuẩn bị đón Tết. Theo nghĩa đen, mùa xuân được chào đón với một khởi đầu mới và điều đó có nghĩa là không có bụi trên kệ, phòng tắm sạch sẽ không tì vết và các phòng được sắp xếp gọn gàng để đảm bảo một khởi đầu năm mới vui vẻ và sạch sẽ.
Vui chơi chợ đêm ở Malaysia: Đối với những gia đình kết thúc bữa tiệc Tết Nguyên đán sớm thì việc đi chợ đêm là điều không thể bỏ qua. Ở Malaysia, chợ đêm có tên là Pasar Malam và đó là nơi bạn tìm thấy các quầy hàng bán đồ ăn Tết và quà lưu niệm để thu hút trong năm mới sắp tới. Đối với du khách, phố Jonker là nơi lý tưởng để vui chơi đêm giao thừa.
Hạnh nhân trường thọ, Hong Kong: Bánh quy ngọt và giòn tượng trưng cho trường thọ, hạnh phúc và sức khỏe tốt. Đặc biệt bánh quy hạnh nhân mang lại một tương lai khỏe mạnh và tươi sáng.
Bánh dứa, Đài Loan: Đài Loan nổi tiếng với những khu chợ đêm thịnh vượng và một món ăn vặt phổ biến là bánh dứa. Ở Đài Loan, các gia đình và bạn bè chia sẻ bánh dứa trong dịp năm mới vì theo phương ngữ Đài Loan, từ dứa có nghĩa là “may mắn đang đến”.
Bak Wah, Singapore và Malaysia: Món ăn nhẹ có tuổi đời hàng thế kỷ này là một trong những món ăn vặt phổ biến nhất ở cả Singapore và Malaysia. Bak Wah, gần giống như một phiên bản ngọt của món thịt bò khô được tặng cho bạn bè và gia đình vào dịp đầu năm với màu đỏ tượng trưng cho sự thịnh vượng và may mắn.
Lẩu, Mông Cổ: Lẩu là một món ăn phổ biến xuất hiện trong các hộ gia đình ở Mông Cổ. Các nguyên liệu nấu trong nồi nóng sôi sùng sục mang ý nghĩa tốt lành và hương vị thơm ngon: cá viên tròn mang lại may mắn và rau củ tươi xanh tượng trưng cho sự phát triển.