Những điểm đến kỳ lạ nhất hành tinh
Trên thế giới có những cảnh quan rất kỳ lạ và bí ẩn. Hãy cũng khám phá những kỳ quan ấn tượng và độc đáo này nhé.
Kingley Vale, Sussex, Vương quốc Anh: Nơi đây có những cây thủy tùng cổ thụ đầy ấn tượng. Những cây này có niên đại ít nhất 2.000 năm.
Ống khói cổ tích, Thổ Nhĩ Kỳ: Đây là một kỳ quan địa chất, những khối đá hình thành khác thường này là kết quả của việc lớp đá mềm xung quanh bị xói mòn qua hàng nghìn năm.
Kilauea, Hawaii: Kilauea không chỉ là ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất trên đảo Hawaii mà còn là một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất trên thế giới.
Great Blue Hole, Belize: Với chiều rộng 300m và sâu khoảng 125m, hố sụt khổng lồ dưới nước này là một phần của hệ thống rạn san hô chắn bờ Belize.
Cano Cristales, Colombia: Thường được gọi là "Dòng sông ngũ sắc", vùng nước ở Cano Cristales là sự bùng nổ của những màu sắc tươi sáng giữa mùa khô và mùa mưa ở Colombia.
Dallol, Ethiopia: Với nhiệt độ trung bình khoảng 35°C, Dallol là nơi nóng nhất hành tinh.
Quái vật tuyết, núi Zao, Nhật Bản: Cảnh quan tuyệt vời này nằm ở vùng cao phía bắc Tohoku của Nhật Bản. Nếu muốn chiêm ngưỡng những quái vật tuyết hay còn gọi là "juhyu" này, bạn chỉ có thể đến được đây bằng cáp treo.
Vách đá Vermilion, Arizona: Trải dài qua biên giới Utah-Arizona, vách đá Vermilion là một trong những địa điểm có tầm nhìn đẹp nhất nước Mỹ.
Cánh đồng địa nhiệt Haukadalur, Iceland: Nằm cách Reykjavik 60km về phía đông, người ta cho rằng các cánh đồng địa nhiệt ở đây có từ năm 1294.
Biển Chết, Israel/Jordan: Nằm giữa Jordan và Israel, Biển Chết mặn hơn nước biển gấp 9 lần.
Hồ Spotted, Canada: Hồ nước khác thường này được người bản địa ở Thung lũng Okanagan coi là linh thiêng.
Thác Máu, Nam Cực: Hiện tượng thiên nhiên lạ thường này được nhà địa chất người Úc Griffith Taylor phát hiện vào năm 1911.
Công viên địa chất Trương Dịch Đan Hà, Trung Quốc: Được gọi là "Dãy núi cầu vồng", những khối đá đầy màu sắc này là kết quả của hoạt động địa chất qua hàng triệu năm.
Hố khí Darvaza, Turkmenistan: Được người dân địa phương mệnh danh là “Cánh cửa địa ngục”, hiện tượng này xuất hiện cách đây chưa đầy nửa thế kỷ.