Làng cổ 1700 năm tuổi tập trung người dân tộc lớn nhất Trung Quốc

Sự kiện: Du lịch Trung Quốc

Cho tới ngày nay làng cổ này vẫn còn được bảo tồn tốt, mang tới cho du khách cảm giác hoài niệm về một ngôi làng truyền thống của Trung Quốc.

Làng cổ của người Miêu ở Tây Giang, tỉnh Quý Châu, tính tới thời điểm hiện đại đã 1700 năm tuổi, là làng Miêu lớn nhất ở Trung Quốc.

Làng cổ của người Miêu ở Tây Giang, tỉnh Quý Châu, tính tới thời điểm hiện đại đã 1700 năm tuổi, là làng Miêu lớn nhất ở Trung Quốc.

Người Miêu trước đây sống ở vùng trung và hạ lưu sông Dương Tử, làm nông nghiệp là chính, sau đó trải qua nhiều cuộc di cư.

Người Miêu trước đây sống ở vùng trung và hạ lưu sông Dương Tử, làm nông nghiệp là chính, sau đó trải qua nhiều cuộc di cư.

Có một số lượng lớn các làng Miêu ở Hồ Nam, Vân Nam, Quý Châu và những nơi khác. Một số ngôi làng Miao nổi tiếng đã phát triển thành những điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng.

Có một số lượng lớn các làng Miêu ở Hồ Nam, Vân Nam, Quý Châu và những nơi khác. Một số ngôi làng Miao nổi tiếng đã phát triển thành những điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng.

Làng Miêu ở Tây Giang là một điểm thu hút khách du lịch cấp 4A của Trung Quốc, nằm dưới một chân núi, các ngôi nhà ở đây xây dựng men theo ngọn núi.

Làng Miêu ở Tây Giang là một điểm thu hút khách du lịch cấp 4A của Trung Quốc, nằm dưới một chân núi, các ngôi nhà ở đây xây dựng men theo ngọn núi.

Nơi đây không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp mà đất đai ở đây cũng rất màu mỡ. Những người Miêu trước đây đã khai khẩn một diện tích đất lớn để làm ruộng bậc thang. Văn hóa nông nghiệp và văn hóa làng xã bổ sung cho nhau, tạo thành một cảnh quan độc đáo.

Nơi đây không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp mà đất đai ở đây cũng rất màu mỡ. Những người Miêu trước đây đã khai khẩn một diện tích đất lớn để làm ruộng bậc thang. Văn hóa nông nghiệp và văn hóa làng xã bổ sung cho nhau, tạo thành một cảnh quan độc đáo.

Cảnh quan thiên nhiên và văn hóa của làng Miêu ở Tây Giang được bảo tồn trong một hệ sinh thái nguyên thủy, giống như một "bảo tàng ngoài trời" khổng lồ.

Cảnh quan thiên nhiên và văn hóa của làng Miêu ở Tây Giang được bảo tồn trong một hệ sinh thái nguyên thủy, giống như một "bảo tàng ngoài trời" khổng lồ.

Sự cổ xưa bí ẩn của ngôi làng này thu hút rất nhiều khách du lịch ghé tới.

Sự cổ xưa bí ẩn của ngôi làng này thu hút rất nhiều khách du lịch ghé tới.

Một bức tranh của người Miêu cổ xưa.

Một bức tranh của người Miêu cổ xưa.

Những ngôi nhà truyền thống của người Miêu được chia tháng 2 dạng: Nhà sàn phẳng và nhà sàn nghiêng. Nhà cửa làm bằng gỗ, xây dựng sát cạnh nhau giống như một khu phức hợp.

Những ngôi nhà truyền thống của người Miêu được chia tháng 2 dạng: Nhà sàn phẳng và nhà sàn nghiêng. Nhà cửa làm bằng gỗ, xây dựng sát cạnh nhau giống như một khu phức hợp.

Các ngôi nhà thường có 3 tầng, tầng trệt làm toilet, nhà kho hoặc nuôi gia súc. Tầng thứ 2 là phòng ngủ, nhà bếp, phòng khách. Tầng thứ 3 chủ yếu dùng để chứa đồ ăn và nhu yếu phẩm, bài trí rất hợp lý. Nhà của người Miêu thường được xây dựng gần núi và sông, khung cảnh đậm chất nông thôn, rất thanh bình.

Các ngôi nhà thường có 3 tầng, tầng trệt làm toilet, nhà kho hoặc nuôi gia súc. Tầng thứ 2 là phòng ngủ, nhà bếp, phòng khách. Tầng thứ 3 chủ yếu dùng để chứa đồ ăn và nhu yếu phẩm, bài trí rất hợp lý. Nhà của người Miêu thường được xây dựng gần núi và sông, khung cảnh đậm chất nông thôn, rất thanh bình.

Có rất nhiều cây cầu có mái che ở làng Miêu Tây Giang, được gọi là "cầu gió và mưa". Những cây cầu có mái che này ban đầu có cấu trúc bằng gỗ nhưng thường bị lũ lụt phá hủy. Sau đó, người ta đã thay thế bằng cầu xi măng nhưng các hành lang trên cầu vẫn duy trì cấu trúc hoàn toàn bằng gỗ. 

Có rất nhiều cây cầu có mái che ở làng Miêu Tây Giang, được gọi là "cầu gió và mưa". Những cây cầu có mái che này ban đầu có cấu trúc bằng gỗ nhưng thường bị lũ lụt phá hủy. Sau đó, người ta đã thay thế bằng cầu xi măng nhưng các hành lang trên cầu vẫn duy trì cấu trúc hoàn toàn bằng gỗ. 

Cây cầu có mái che không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của cư dân sinh sống tại đây mà còn cung cấp một hành lang có thể che mưa che nắng.

Cây cầu có mái che không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của cư dân sinh sống tại đây mà còn cung cấp một hành lang có thể che mưa che nắng.

Người Miêu đặc biệt rất giỏi ca hát và nhảy múa. Có rất nhiều chương trình ca múa nhạc của người Miêu rất hấp dẫn. Để phục vụ khách du lịch, có các buổi biểu diễn được tổ chức hằng ngày.

Người Miêu đặc biệt rất giỏi ca hát và nhảy múa. Có rất nhiều chương trình ca múa nhạc của người Miêu rất hấp dẫn. Để phục vụ khách du lịch, có các buổi biểu diễn được tổ chức hằng ngày.

Người Miêu mặc những bộ trang phục lộng lẫy, nhảy những điệu vui tươi, khiến du khách rất ấn tượng. Khi tới làng Miêu, người dân chào đón du khách bằng nghi thức uống rượu.

Người Miêu mặc những bộ trang phục lộng lẫy, nhảy những điệu vui tươi, khiến du khách rất ấn tượng. Khi tới làng Miêu, người dân chào đón du khách bằng nghi thức uống rượu.

Cảnh sắc của nơi này dù nắng hay mưa đều khiến du khách say đắm. Đặc biệt là sau cơn mưa, trời vẫn còn nhiều sương, khói bếp tỏa ra mang tới cho du khách cảm giác huyền bí, cảm giác như trở về với xã hội nguyên thủy.

Cảnh sắc của nơi này dù nắng hay mưa đều khiến du khách say đắm. Đặc biệt là sau cơn mưa, trời vẫn còn nhiều sương, khói bếp tỏa ra mang tới cho du khách cảm giác huyền bí, cảm giác như trở về với xã hội nguyên thủy.

Theo PHONG HÀ (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Du lịch Trung Quốc

Xem Thêm