Chiêm ngưỡng ngôi làng cổ đang là tâm điểm cực hút du khách

Sự kiện: Du lịch Châu Á

Làng Tây Giang Thiên Hộ Miêu là một ngôi làng cổ đặc biệt ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Du khách đến đây không chỉ có thể tìm hiểu về văn hóa của dân tộc Miêu mà còn có thể chiêm ngưỡng kiến trúc bằng gỗ truyền thống và khung cảnh tuyệt đẹp của ngôi làng cổ.

Ẩn mình trong những ngọn núi tươi tốt ở huyện Lôi Sơn, tỉnh Quý Châu phía tây nam Trung Quốc, làng Tây Giang Thiên Hộ Miêu bám vào con lạch uốn lượn tạo thành những vòng bạc băng qua các rặng núi. 

Ẩn mình trong những ngọn núi tươi tốt ở huyện Lôi Sơn, tỉnh Quý Châu phía tây nam Trung Quốc, làng Tây Giang Thiên Hộ Miêu bám vào con lạch uốn lượn tạo thành những vòng bạc băng qua các rặng núi. 

Ngôi làng nằm giữa núi non, trên đỉnh là mái nhà cao vút của những ngôi nhà từ thời tổ tiên của người Miêu. 

Ngôi làng nằm giữa núi non, trên đỉnh là mái nhà cao vút của những ngôi nhà từ thời tổ tiên của người Miêu. 

Những ao nước trong vắt như pha lê và thửa ruộng bậc thang tô điểm cho vẻ đẹp của ngôi làng. Dọc theo bờ sông, người dân địa phương câu cá, chăm sóc trang trại và tắm nắng. Đó là cảnh thường ngày của người Miêu, một hình ảnh đã diễn ra qua nhiều thế kỷ.

Những ao nước trong vắt như pha lê và thửa ruộng bậc thang tô điểm cho vẻ đẹp của ngôi làng. Dọc theo bờ sông, người dân địa phương câu cá, chăm sóc trang trại và tắm nắng. Đó là cảnh thường ngày của người Miêu, một hình ảnh đã diễn ra qua nhiều thế kỷ.

Đây là làng người Miêu lớn nhất ở Trung Quốc và thậm chí trên thế giới. Nó mang danh hiệu “làng nghìn hộ” và hiện có 1.432 hộ gia đình, với dân số hơn 5.000 người, trong đó 99,5% là người dân tộc Miêu.

Đây là làng người Miêu lớn nhất ở Trung Quốc và thậm chí trên thế giới. Nó mang danh hiệu “làng nghìn hộ” và hiện có 1.432 hộ gia đình, với dân số hơn 5.000 người, trong đó 99,5% là người dân tộc Miêu.

Ngôi làng đẹp như tranh vẽ, bao quanh là những cánh đồng lúa xanh mướt với ngôi nhà gỗ mọc lên trên sườn đồi. 

Ngôi làng đẹp như tranh vẽ, bao quanh là những cánh đồng lúa xanh mướt với ngôi nhà gỗ mọc lên trên sườn đồi. 

Đây chính là “Thủ đô Miêu” và là bảo tàng ngoài trời tuyệt vời để trải nghiệm văn hóa nguyên thủy của tộc người Miêu, bao gồm các lễ hội, ca hát và khiêu vũ, nghệ thuật, kiến trúc, ngôn ngữ, trang phục, đồ bạc và ẩm thực.

Đây chính là “Thủ đô Miêu” và là bảo tàng ngoài trời tuyệt vời để trải nghiệm văn hóa nguyên thủy của tộc người Miêu, bao gồm các lễ hội, ca hát và khiêu vũ, nghệ thuật, kiến trúc, ngôn ngữ, trang phục, đồ bạc và ẩm thực.

Đến với ngôi làng hiện đang rất thu hút khách du lịch này, du khách sẽ được thưởng thức phong cảnh tuyệt đẹp, nếm thử một số món ăn của văn hóa Miêu đích thực, trải nghiệm lối sống khác biệt, thoát khỏi cuộc sống thành thị hối hả, nhộn nhịp và tìm thấy sự bình yên.

Đến với ngôi làng hiện đang rất thu hút khách du lịch này, du khách sẽ được thưởng thức phong cảnh tuyệt đẹp, nếm thử một số món ăn của văn hóa Miêu đích thực, trải nghiệm lối sống khác biệt, thoát khỏi cuộc sống thành thị hối hả, nhộn nhịp và tìm thấy sự bình yên.

Kiến trúc chính của làng Miêu Tây Giang là những ngôi nhà sàn bằng gỗ. Ở khu vực này, những ngôi nhà sàn bằng gỗ thường được xây dựng cạnh nhau trên sườn núi 30-70 độ, tạo thành một khung cảnh tuyệt đẹp. 

Kiến trúc chính của làng Miêu Tây Giang là những ngôi nhà sàn bằng gỗ. Ở khu vực này, những ngôi nhà sàn bằng gỗ thường được xây dựng cạnh nhau trên sườn núi 30-70 độ, tạo thành một khung cảnh tuyệt đẹp. 

Điều kỳ lạ là tất cả những ngôi nhà bằng gỗ ở đây đều không dùng đến đinh. Các tòa nhà thường có 3 tầng, với mục đích sử dụng khác nhau. Tầng 1 dùng để chứa dụng cụ, phân bón, chăn nuôi gia súc, gia cầm... Tầng 2 dùng làm phòng khách, phòng ngủ và bếp, ngoài ra còn có gian trung tâm là nơi đặc biệt để nghỉ ngơi và thêu thùa. Tầng 3 chủ yếu dùng để chứa ngũ cốc, thức ăn gia súc và các đồ dùng sinh hoạt khác. 

Điều kỳ lạ là tất cả những ngôi nhà bằng gỗ ở đây đều không dùng đến đinh. Các tòa nhà thường có 3 tầng, với mục đích sử dụng khác nhau. Tầng 1 dùng để chứa dụng cụ, phân bón, chăn nuôi gia súc, gia cầm... Tầng 2 dùng làm phòng khách, phòng ngủ và bếp, ngoài ra còn có gian trung tâm là nơi đặc biệt để nghỉ ngơi và thêu thùa. Tầng 3 chủ yếu dùng để chứa ngũ cốc, thức ăn gia súc và các đồ dùng sinh hoạt khác. 

Đến thăm làng Miêu Tây Giang, du khách nên nghỉ lại một đêm tại đây và nghỉ dưỡng trong ngôi nhà sàn bằng gỗ đặc biệt, nơi các tòa nhà được sử dụng để cải thiện phong thủy, tạo ra bầu không khí bí ẩn thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới

Đến thăm làng Miêu Tây Giang, du khách nên nghỉ lại một đêm tại đây và nghỉ dưỡng trong ngôi nhà sàn bằng gỗ đặc biệt, nơi các tòa nhà được sử dụng để cải thiện phong thủy, tạo ra bầu không khí bí ẩn thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới

Bạn không nên bỏ lỡ tầm nhìn toàn cảnh làng Tây Giang Thiên Hộ Miêu. Có đài quan sát trên ngọn đồi đối diện của làng Miêu Tây Giang và xe điện có thể đưa bạn tới đó. Đứng trên đài quan sát, bạn sẽ được chiêm ngưỡng toàn cảnh đẹp như tranh vẽ và yên bình của toàn bộ ngôi làng.

Bạn không nên bỏ lỡ tầm nhìn toàn cảnh làng Tây Giang Thiên Hộ Miêu. Có đài quan sát trên ngọn đồi đối diện của làng Miêu Tây Giang và xe điện có thể đưa bạn tới đó. Đứng trên đài quan sát, bạn sẽ được chiêm ngưỡng toàn cảnh đẹp như tranh vẽ và yên bình của toàn bộ ngôi làng.

Với dân số hơn 7 triệu người, người Miêu là một trong những dân tộc thiểu số lớn nhất ở tây nam Trung Quốc. 

Với dân số hơn 7 triệu người, người Miêu là một trong những dân tộc thiểu số lớn nhất ở tây nam Trung Quốc. 

Do khoảng cách địa lý xa xôi, ngôi làng này từng là vùng hẻo lánh nghèo đói trước năm 2008. Bắt đầu từ năm 2008, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp đã quyết định biến ngôi làng thành một địa điểm du lịch có nền văn hóa Miêu độc đáo. 

Do khoảng cách địa lý xa xôi, ngôi làng này từng là vùng hẻo lánh nghèo đói trước năm 2008. Bắt đầu từ năm 2008, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp đã quyết định biến ngôi làng thành một địa điểm du lịch có nền văn hóa Miêu độc đáo. 

Kể từ đó, nó đã trở thành một bảo tàng ngoài trời trưng bày nghệ thuật và văn hóa truyền thống của người Miêu, bao gồm các lễ hội địa phương, ca hát và nhảy múa, đồ bạc, kiến trúc và ẩm thực.

Kể từ đó, nó đã trở thành một bảo tàng ngoài trời trưng bày nghệ thuật và văn hóa truyền thống của người Miêu, bao gồm các lễ hội địa phương, ca hát và nhảy múa, đồ bạc, kiến trúc và ẩm thực.

Bước vào ngôi làng qua những con đường mòn ngoằn ngoèo rải sỏi, du khách ngay lập tức bị cuốn vào nhịp sống hối hả và nhộn nhịp của một trung tâm thương mại với những con phố đông đúc tấp nập người bán hàng, nghệ nhân, những thiếu nữ Miêu đeo vòng bạc sáng ngời.

Bước vào ngôi làng qua những con đường mòn ngoằn ngoèo rải sỏi, du khách ngay lập tức bị cuốn vào nhịp sống hối hả và nhộn nhịp của một trung tâm thương mại với những con phố đông đúc tấp nập người bán hàng, nghệ nhân, những thiếu nữ Miêu đeo vòng bạc sáng ngời.

Hiện tại, hơn 90% cư dân Miêu làm việc trong các nhà hàng, khách sạn và cơ sở văn hóa địa phương. Chính quyền địa phương cũng đã thành lập một quỹ hỗ trợ khôi phục văn hóa Miêu. Thành công của ngôi làng trong việc du lịch hóa đã được ca ngợi là thành công của làng là “mô hình Tây Giang”, cung cấp kinh nghiệm quý báu cho thế giới.

Hiện tại, hơn 90% cư dân Miêu làm việc trong các nhà hàng, khách sạn và cơ sở văn hóa địa phương. Chính quyền địa phương cũng đã thành lập một quỹ hỗ trợ khôi phục văn hóa Miêu. Thành công của ngôi làng trong việc du lịch hóa đã được ca ngợi là thành công của làng là “mô hình Tây Giang”, cung cấp kinh nghiệm quý báu cho thế giới.

Khi vào làng, bạn sẽ bắt đầu trải nghiệm mọi khía cạnh của người Miêu. Một ông già đáng kính đứng ở cổng vào phía bắc chào đón bạn bằng rượu gạo. Tiếng hát của Miêu được biểu diễn tại cầu Gió và Mưa số 2 vào khoảng 11:30 buổi sáng, buổi biểu diễn Lusheng tại quảng trường Old Lusheng, buổi biểu diễn Batik của Miêu...

Khi vào làng, bạn sẽ bắt đầu trải nghiệm mọi khía cạnh của người Miêu. Một ông già đáng kính đứng ở cổng vào phía bắc chào đón bạn bằng rượu gạo. Tiếng hát của Miêu được biểu diễn tại cầu Gió và Mưa số 2 vào khoảng 11:30 buổi sáng, buổi biểu diễn Lusheng tại quảng trường Old Lusheng, buổi biểu diễn Batik của Miêu...

Với lịch sử hàng ngàn năm, tiệc bàn dài là nghi thức cao nhất được áp dụng trong đám cưới, mừng trẻ sơ sinh và họp làng. Đến thăm làng Tây Giang, du khách nên nắm bắt cơ hội hiếm có được thưởng thức bữa tiệc bàn dài với hàng trăm người tại quảng trường rộng lớn. Có rất nhiều món ăn ngon của địa phương được phục vụ trên bàn. 

Với lịch sử hàng ngàn năm, tiệc bàn dài là nghi thức cao nhất được áp dụng trong đám cưới, mừng trẻ sơ sinh và họp làng. Đến thăm làng Tây Giang, du khách nên nắm bắt cơ hội hiếm có được thưởng thức bữa tiệc bàn dài với hàng trăm người tại quảng trường rộng lớn. Có rất nhiều món ăn ngon của địa phương được phục vụ trên bàn. 

Dân tộc Miêu có rất nhiều lễ hội và đến du lịch tại đây là cơ hội tuyệt vời cho du khách được hòa nhập và khám phá các phong tục lễ hội của dân tộc này.

Dân tộc Miêu có rất nhiều lễ hội và đến du lịch tại đây là cơ hội tuyệt vời cho du khách được hòa nhập và khám phá các phong tục lễ hội của dân tộc này.

Theo Hàn Ly (Theo chinadiscovery) ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Du lịch Châu Á

Xem Thêm