Chia sẻ

45.000 sinh viên Việt Nam sẽ là "nhân sự xanh" nhờ công trình này

Sự kiện: Năng lượng xanh
0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Mục tiêu là sẽ đào tạo 45.000 sinh viên và 200 giảng viên về điện, tự động hóa và năng lượng tái tạo đến năm 2030.

Schneider Electric và quỹ Schneider Electric vừa phối hợp với Hiệp hội Cải thiện Xã hội và Chuyển đổi Bền vững châu Á (ASSIST), khánh thành Center of Excellence (tạm dịch: Phòng đào tạo Xuất sắc, viết tắt: CoE) tại Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng (TP.HCM). Bên trong, CoE được trang bị các thiết bị điện hiện đại chia làm ba nhóm: Smart Energy (năng lượng thông minh), Smart Buildings (tòa nhà thông minh) và Smart Factory (nhà máy thông minh).

Một bộ thiết bị điện hiện đại và xanh bên trong CoE.

Một bộ thiết bị điện hiện đại và xanh bên trong CoE.

Trong bối cảnh Việt Nam đang chuyển đổi số mạnh mẽ với cam kết đạt Net-Zero vào năm 2050, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao được đánh giá là yếu tố then chốt, bên cạnh đó còn có việc tăng tỉ lệ năng lượng tái tạo và giảm điện hóa thạch. Việc thành lập CoE sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các giải pháp đào tạo chuyên sâu cho sinh viên và giảng viên, hỗ trợ chuyển đổi sang nền kinh tế xanh.

"CoE được kỳ vọng trở thành động lực mới cho bước tiến phát triển nguồn nhân lực xanh và nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động trẻ, đặc biệt tập trung vào lĩnh vực lắp đặt điện, tự động hóa công nghiệp và năng lượng tái tạo", Schneider Electric cho biết.

Theo Schneider Electric, CoE được trang bị thiết bị tiên tiến và không gian học tập hiện đại, mô phỏng các quy trình quản lý năng lượng và tự động hóa thông minh. Trung tâm chú trọng đào tạo thông qua thực hành để phát triển chuyên môn cho sinh viên. Đồng thời, họ cũng nỗ lực tạo điều kiện cho mỗi học viên ứng dụng kiến thức trong các lĩnh vực sản xuất thông minh và năng lượng tái tạo.

Các khóa đào tạo tại CoE sẽ triển khai tập trung vào: Thợ điện xanh và Công nghiệp 4.0, nhằm trang bị kiến thức thực tiễn về năng lượng tái tạo. Chương trình đào tạo giảng viên, hướng đến việc nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên và kỹ thuật viên, giúp họ cập nhật và điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp.

CoE là bước đi quan trọng của Schneider Electric nhằm kết nối công nghệ với sự bền vững thông qua giáo dục và đào tạo. Với vai trò là “Impact maker - Người tạo tác động”, Schneider Electric cam kết mở ra cơ hội phát triển cho sinh viên và giảng viên tại 20 trường cao đẳng nghề trên toàn quốc với mục tiêu đào tạo 45.000 sinh viên và 200 giảng viên về điện, tự động hóa và năng lượng tái tạo đến năm 2030.

Bà Diane Le Goff - Giám đốc Dự án Giáo dục, Quỹ Schneider Electric Toàn cầu nhấn mạnh: “CoE sẽ không chỉ đào tạo lực lượng lao động có trình độ cao mà còn đẩy nhanh quá trình chuyển đổi bền vững và tạo ra những tác động tích cực cho nền kinh tế của Việt Nam. Chúng tôi cam kết hỗ trợ đào tạo cho 1 triệu thanh niên về quản lý năng lượng vào năm 2025”.

Quỹ Schneider Electric (SE Foundation) được thành lập năm 2004, dưới sự hỗ trợ của Fondation de France, đã triển khai các hoạt động với mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu cùng Schneider Electric, trọng tâm là đào tạo thanh niên để cải thiện chất lượng cuộc sống và triển vọng việc làm.

Các nhà nghiên cứu tại trung tâm quang điện tiên tiến của Úc vừa công bố đột phá trong các tấm pin mặt trời.

Theo An An ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Năng lượng xanh

Xem Thêm