Quảng Nam vs Đông Á Thanh Hóa
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Thể Công - Viettel vs Công An Hà Nội
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
Borussia Dortmund vs Sporting CP
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo Sporting CP - SCP Sporting CP
-
PSV vs Juventus
Logo PSV - PSV PSV
-
Logo Juventus - JUV Juventus
-
PSG vs Brest
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Brest - BRE Brest
-
Real Madrid vs Manchester City
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Galatasaray vs AZ
Logo Galatasaray - GS Galatasaray
-
Logo AZ - AZ AZ
-
Roma vs Porto
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Porto - POR Porto
-
Bodø / Glimt vs Twente
Logo Bodø / Glimt - BOD Bodø / Glimt
-
Logo Twente - TWE Twente
-
FCSB vs PAOK
Logo FCSB - FCS FCSB
-
Logo PAOK - PKT PAOK
-
Viktoria Plzeň vs Ferencváros
Logo Viktoria Plzeň - PLZ Viktoria Plzeň
-
Logo Ferencváros - FTC Ferencváros
-
Anderlecht vs Fenerbahçe
Logo Anderlecht - AND Anderlecht
-
Logo Fenerbahçe - FB Fenerbahçe
-
Ajax vs Union Saint-Gilloise
Logo Ajax - AJX Ajax
-
Logo Union Saint-Gilloise - STG Union Saint-Gilloise
-
Real Sociedad vs Midtjylland
Logo Real Sociedad - RSO Real Sociedad
-
Logo Midtjylland - FCM Midtjylland
-
Hoàng Anh Gia Lai vs Hà Nội
Logo Hoàng Anh Gia Lai - HGL Hoàng Anh Gia Lai
-
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Becamex Bình Dương vs Sông Lam Nghệ An
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Hải Phòng vs Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
SHB Đà Nẵng vs TP Hồ Chí Minh
Logo SHB Đà Nẵng - SDN SHB Đà Nẵng
-
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Đông Á Thanh Hóa vs Quảng Nam
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Công An Hà Nội vs Thể Công - Viettel
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-
Thép Xanh Nam Định vs Quy Nhơn Bình Định
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Logo Quy Nhơn Bình Định - BIN Quy Nhơn Bình Định
-

Xem Thêm

Chia sẻ

Uống rượu mơ xanh luận anh hùng World Cup

Sự kiện: World Cup 2026

Brazil xa xôi sẽ đón tiếp quần hùng tứ phương trong một tháng Hè nóng bỏng với những vòng quay bất tận của trái bóng Brazuca để tìm ra đệ nhất anh hào mới của làng túc cầu thế giới.

Tây Ban Nha hiện vẫn đang là đương kim vô địch nhưng không có nhiều người tin rằng họ tiếp tục chu kì thống trị bóng đá thế giới (vô địch World Cup 2010 và Euro 2008, 2012).

Lối chơi tiki-taca đã thực sự bị bắt bài. Những đại diện cho cách đá này ở cấp độ CLB (Barcelona và một phần nào đó là Bayern Munich) đều gặp những thất bại ở mùa giải qua.

Hơn thế, Tây Ban Nha còn phải đối diện với lời nguyền World Cup: Một đội bóng châu Âu không thể đăng quang khi giải đấu tổ chức tại châu Mỹ và ngược lại (có một ngoại lệ duy nhất là Brazil từng vô địch khi giải đấu được tổ chức ở Thụy Điển năm 1958).

Đó là mệnh trời vậy!

Mệnh trời là khi Bàng Thống tiên sinh tài năng trác việt phải chết ở gò Lạc Phượng ở tuổi 36.

Mệnh trời là khi Gia Cát Lượng làm mọi cách có thể nhưng không đốt chết được cha con Tư Mã Ý dưới hang sâu Thượng Phương. Khổng Minh tiên sinh khi đó đã phải than rằng: “Mưu việc tại người, thành việc tại trời, không sao cưỡng được”.

Mệnh trời dường như đang đứng cả về Brazil, nước chủ nhà hùng mạnh của kì đại hội tranh hùng lần này.

Tào Tháo oai trùm một phương, sức mạnh nghiêng thiên hạ, khống chế nhà vua, o ép chư hầu. Brazil cũng đang có vị thế ấy khi họ hội được cả ba yếu tố Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa.

Trong buổi uống rượu mơ xanh luận anh hùng với Lưu Bị, Tào Tháo huênh hoang coi Viên Thuật như ‘xương khô trong mả’, Viên Thiệu ‘nhút nhát’, Lưu Biểu ‘chỉ có hư danh’, Lưu Chương ‘như con chó giữ nhà’; những người còn lại là ‘lũ tiểu nhân nhung nhúc’... Tóm lại chỉ có Lưu Bị là ‘đáng mặt anh hùng’ để đối chọi lại được với họ Tào.

Uống rượu mơ xanh luận anh hùng World Cup - 1

World Cup này, Brazil của Neymar rút gươm trấn áp quần hùng?

Nếu Brazil được ví như Tào Tháo thì Lưu Bị sẽ là ai trong số những Argentina, Tây Ban Nha hay Đức?

Những chú gà trống Gaulois sẽ chỉ là bộ ‘xương khô trong mả’?

Sư tử Anh thì ‘nhút nhát’?

Cơn lốc màu da cam chỉ có hư danh?

Còn lại sẽ chỉ là đám tiểu nhân nhan nhản.

Kì cuộc luận anh hùng giới túc cầu này sẽ cực kì thú vị bởi không phải cứ kẻ mạnh là thắng. Anh hùng hào kiệt như Tào Tháo mà còn bị “tiểu nhân’ Trương Tú đánh cho thất điên bát đảo mất cả danh tướng Điển Vi.

Tào A Man, vì khinh địch, cũng từng bị Mã Siêu đánh cho phải cắt râu, cởi áo cải dạng mới thoát.

Khác với Euro, World Cup không có những ‘nhà vô địch bất thình lình’ (kiểu như Đan Mạch 1992 hay Hy Lạp 2004). Có thể nói ngôi vương chỉ ‘khoanh vùng’ trong số 5-7 đội bóng lớn như đã vừa kể trên và Brazil được coi là ‘cửa sáng’ nhất. Nhưng nếu chủ quan, họ sẽ phải nhận những kết cục đau đớn. Lịch sử đã chỉ ra, năm 1950 khi đang ở đỉnh cao phong độ và được chơi trên sân nhà, Brazil đã bất ngờ bị Uruguay đánh bại.

Thực là

Ma Dôn* sóng cuộn về đâu

Anh hùng hào kiệt phờ râu hết rồi

Đá hay, chơi đẹp cũng thôi

Sử ghi có mỗi người ngồi ngôi vương

Ai sẽ là người ngồi ngôi vương mùa World Cup này. Hãy chờ hồi sau sẽ rõ

(*): Ma Dôn: sông Amazon.

Theo Hà Chung Linh (Tienphong.vn)
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
World Cup 2026

Xem Thêm