Quảng Nam vs Đông Á Thanh Hóa
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Thể Công - Viettel vs Công An Hà Nội
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
Borussia Dortmund vs Sporting CP
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo Sporting CP - SCP Sporting CP
-
PSV vs Juventus
Logo PSV - PSV PSV
-
Logo Juventus - JUV Juventus
-
PSG vs Brest
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Brest - BRE Brest
-
Real Madrid vs Manchester City
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Galatasaray vs AZ
Logo Galatasaray - GS Galatasaray
-
Logo AZ - AZ AZ
-
Roma vs Porto
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Porto - POR Porto
-
Bodø / Glimt vs Twente
Logo Bodø / Glimt - BOD Bodø / Glimt
-
Logo Twente - TWE Twente
-
FCSB vs PAOK
Logo FCSB - FCS FCSB
-
Logo PAOK - PKT PAOK
-
Viktoria Plzeň vs Ferencváros
Logo Viktoria Plzeň - PLZ Viktoria Plzeň
-
Logo Ferencváros - FTC Ferencváros
-
Anderlecht vs Fenerbahçe
Logo Anderlecht - AND Anderlecht
-
Logo Fenerbahçe - FB Fenerbahçe
-
Ajax vs Union Saint-Gilloise
Logo Ajax - AJX Ajax
-
Logo Union Saint-Gilloise - STG Union Saint-Gilloise
-
Real Sociedad vs Midtjylland
Logo Real Sociedad - RSO Real Sociedad
-
Logo Midtjylland - FCM Midtjylland
-
Hoàng Anh Gia Lai vs Hà Nội
Logo Hoàng Anh Gia Lai - HGL Hoàng Anh Gia Lai
-
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Becamex Bình Dương vs Sông Lam Nghệ An
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Hải Phòng vs Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
SHB Đà Nẵng vs TP Hồ Chí Minh
Logo SHB Đà Nẵng - SDN SHB Đà Nẵng
-
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Đông Á Thanh Hóa vs Quảng Nam
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Công An Hà Nội vs Thể Công - Viettel
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-
Thép Xanh Nam Định vs Quy Nhơn Bình Định
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Logo Quy Nhơn Bình Định - BIN Quy Nhơn Bình Định
-
Aston Villa vs Liverpool
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-

Xem Thêm

Chia sẻ

U.23 VN: Bất cập từ quá trình chuẩn bị

Sự kiện: U23 Việt Nam

U.23 Việt Nam có gần 3 tháng hội quân để chuẩn bị cho SEA Games 27, so với các quốc gia trong khu vực, ngoại trừ chủ nhà Myanmar thì thầy trò HLV Hoàng Văn Phúc có thời gian tập luyện trước SEA Games lâu nhất. Thế nhưng, suốt gần 2 tháng qua, kế hoạch tập luyện của đội tuyển đầy ngổn ngang với nhiều bất cập.

Kế hoạch thiếu nhất quán

Với quãng thời gian gần 3 tháng hội quân, theo kế hoạch thì U.23 Việt Nam sẽ được chia làm 3 giai đoạn tập luyện. Giai đoạn 1 là tập thể lực, giai đoạn 2 là thử nghiệm nhân sự để chọn ra bộ khung đội hình cho đội tuyển, giai đoạn cuối cùng khi SEA Games cận kề là lúc HLV Hoàng Văn Phúc định hình lối chơi, chiến thuật cho đội tuyển, cũng như xác định điểm rơi phong độ để chuẩn bị bước vào SEA Games. Tuy nhiên, đến khi thực hiện, mọi kế hoạch của đội tuyển bị lẫn lộn mà không xác định một cách rõ ràng dẫn đến tình trạng cho đến nay cả 3 khâu kể trên đều chưa hoàn thiện.

Trong quãng thời gian đầu tiên lúc hội quân, theo kế hoạch và giáo án của HLV Hoàng Văn Phúc là lúc ông tạo dựng nền tảng thể lực cho các cầu thủ. Theo lẽ thường, khi tập thể lực, đội tuyển sẽ chọn những địa điểm yên tĩnh với những bài tập nặng và đương nhiên thời gian này các cầu thủ sẽ ít được thi đấu. Tuy nhiên, U.23 Việt Nam lại chọn Hungary là địa điểm tập luyện, đã thế trong thời gian hơn 2 tuần ở Hungary, thầy trò HLV Hoàng Văn Phúc thi đấu giao hữu tới 5 trận (mật độ 3 ngày/ trận), đấy là chưa kể thời gian cầu thủ du hí ở châu Âu là điều khó tránh khỏi (đã xảy ra tình trạng nhiều cầu thủ “vượt rào” ban đêm). Thế nên, mục đích rèn thể lực của U.23 Việt Nam đã bị phá sản.

U.23 VN: Bất cập từ quá trình chuẩn bị - 1

U.23 Việt Nam có thời gian chuẩn bị tốt nhất so với các đội tuyển trong khu vực, nhưng khó có thể nói chúng ta có lợi thế hơn họ.

Giai đoạn thứ 2 là lúc U.23 Việt Nam về nước thi đấu giao hữu tại giải TPHCM và gặp U.23 Myanmar. Đây là thời gian để HLV Hoàng Văn Phúc xác định được bộ khung nhân sự của đội. Thời gian này là lúc lẽ ra tính cạnh tranh vị trí của cầu thủ phải được tăng cao. Tuy nhiên, ông Phúc đã “đóng cửa” đội tuyển, không ai được bổ sung, và cũng chẳng có ai không đạt yêu cầu bị loại. Việc ổn định nhân sự của đội vì thế không đạt hiệu quả.

Đó là lý do, cho đến khi BTV Cup diễn ra, lẽ ra giải đấu này là cơ hội cuối cùng để ông Phúc hoàn thiện về mặt lối chơi cho đội, nhưng ông quay trở lại thử nghiệm nhân sự của đội. Hệ quả là sau BTV Cup kết thúc, lối chơi của đội tuyển vẫn vậy, trong khi thể lực của các cầu thủ bắt đầu tỏ dấu hiệu xuống sức thấy rõ trong hiệp 2 các trận đấu.

Đẽo cày… giữa đường

Sau khi nhận ra điểm yếu về mặt thể lực, BHL đã đề xuất tập huấn 10 ngày ở Đà Nẵng để củng cố nền tảng thể lực cho các cầu thủ. Rõ ràng, kế hoạch này là thiếu khoa học khi lẽ ra phải làm từ giai đoạn đầu, SEA Games đã đến gần luyện thể lực lúc này đã là quá muộn. Kế hoạch trên được VFF thông qua, nhưng sau khi thành lập Ban chỉ đạo đội tuyển thì VFF đã loại bỏ kế hoạch này, ngay cả việc tập huấn ở Bình Dương trước ngày lên đường sang Myanmar cũng hủy, thay vào đó đội tuyển sẽ chỉ hội quân ở Hà Nội rồi bay thẳng sang Myanmar.

Sự thay đổi trên một lần nữa cho thấy sự thụ động của BHL cũng như VFF trong việc lên kế hoạch tập luyện cho đội tuyển để rồi xảy ra chuyện mọi thứ thay đổi xoành xoạch theo kiểu “đẽo cày... giữa đường”.

Hơn 2 tháng đã trôi qua, và tất cả những gì người ta thấy ở ĐT U.23 Việt Nam lúc này vẫn chỉ như ngày đầu hội quân. U.23 Việt Nam có thời gian chuẩn bị tốt nhất so với các đội tuyển trong khu vực, nhưng khó có thể nói chúng ta có lợi thế hơn họ.

VFF thành lập ban chỉ đạo SEA Games 27

Lần đầu tiên, VFF thành lập Ban chỉ đạo đội tuyển ở SEA Games 27, tất cả các thành viên trong Ban chỉ đạo sẽ đi cùng đội với lý do là để giám sát, tư vấn cho BHL. Ban chỉ đạo SEA Games gồm Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ, PCT Lê Hùng Dũng, PCT Nguyễn Lân Trung, PCT Phạm Văn Tuấn, Chủ tịch Hội đồng HLV Nguyễn Sỹ Hiển, hai ủy viên BCH Nguyễn Hồng Thanh và Lê Ngọc Chức. Ngoài ra, trưởng đoàn U. 22 là TTK Ngô Lê Bằng, trưởng đoàn bóng đá nữ là Phan Anh Tú, trưởng đoàn Futsal là Trần Anh Tú.Như  vậy, lần SEA Games này môn bóng đá sẽ sang Myanmar với lực lượng hùng hậu nhất từ trước đến nay.

Theo Thiên Vũ (thethaohcm.com.vn)
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
U23 Việt Nam

Xem Thêm