Becamex Bình Dương vs Hà Nội
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Đông Á Thanh Hóa vs Thể Công - Viettel
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-
Heidenheim vs Bayern Munich
Logo Heidenheim - HDH Heidenheim
-
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
RB Leipzig vs Holstein Kiel
Logo RB Leipzig - RBL RB Leipzig
-
Logo Holstein Kiel - KSV Holstein Kiel
-
West Ham United vs Southampton
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Logo Southampton - SOU Southampton
-
Everton vs Manchester City
Logo Everton - EVE Everton
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Crystal Palace vs AFC Bournemouth
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Brentford vs Brighton & Hove Albion
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
PSG vs Le Havre
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Le Havre - HAC Le Havre
-
Monza vs Napoli
Logo Monza - MON Monza
-
Logo Napoli - NAP Napoli
-
Aston Villa vs Newcastle United
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Monaco vs Strasbourg
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Logo Strasbourg - STR Strasbourg
-
Olympique Marseille vs Montpellier
Logo Olympique Marseille - OM Olympique Marseille
-
Logo Montpellier - MON Montpellier
-
SHB Đà Nẵng vs Thép Xanh Nam Định
Logo SHB Đà Nẵng - SDN SHB Đà Nẵng
-
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Sông Lam Nghệ An vs Quảng Nam
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Manchester United vs Wolverhampton Wanderers
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Ipswich Town vs Arsenal
Logo Ipswich Town - IPS Ipswich Town
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Fulham vs Chelsea
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Augsburg vs Eintracht Frankfurt
Logo Augsburg - FCA Augsburg
-
Logo Eintracht Frankfurt - SGE Eintracht Frankfurt
-
Leicester City vs Liverpool
Logo Leicester City - LEI Leicester City
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Borussia Dortmund vs Borussia M'gladbach
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo Borussia M'gladbach - BMG Borussia M'gladbach
-
Bologna vs Inter Milan
Logo Bologna - BOL Bologna
-
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
St. Pauli vs Bayer Leverkusen
Logo St. Pauli - STP St. Pauli
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Milan vs Atalanta
Logo Milan - MIL Milan
-
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-
Saint-Étienne vs Olympique Lyonnais
Logo Saint-Étienne - ASS Saint-Étienne
-
Logo Olympique Lyonnais - OL Olympique Lyonnais
-
Parma vs Juventus
Logo Parma - PAR Parma
-
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Tottenham Hotspur vs Nottingham Forest
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-

Xem Thêm

Chia sẻ

Cúp C1 và nỗi lo khán giả "bội thực": Đại chiến quá nhiều sẽ mất giá trị?

0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Champions League vòng nào cũng có "đại chiến", nhưng điều đó không hẳn giúp giải đấu thêm hấp dẫn.

  

“Bội thực” đại chiến

Một trong những khía cạnh UEFA quảng bá về thể thức mới của Cúp C1 là các đội lớn gặp nhau thường xuyên ngay từ vòng bảng. Lượt 1, chúng ta được xem AC Milan – Liverpool và Man City – Inter, lượt sau sẽ có Arsenal – PSG, Leverkusen – Milan, và có thể tính cả Aston Villa – Bayern (chung kết mùa giải 1982 tái hiện).

"Đại chiến" kiểu Man City - Inter diễn ra thường xuyên là khía cạnh được UEFA quảng bá về thể thức mới

"Đại chiến" kiểu Man City - Inter diễn ra thường xuyên là khía cạnh được UEFA quảng bá về thể thức mới

Quá nhiều trận đấu lớn diễn ra từ sớm liệu có tốt? Cảm giác bội thực là dễ hiểu với không ít fan, bởi các đại gia có thể gặp lại nhau ở vòng knock-out. Mùa đầu có thể không sao. Nhưng sang các mùa kế tiếp, fan sẽ ít coi trọng những trận “đại chiến” nếu diễn ra từ vòng bảng, khi nó không tới mức khiến những đội mạnh đó có thể bị loại.

Về lý thuyết, trong 1-2 lượt cuối của vòng bảng độ kịch tính của các trận đấu sẽ tăng lên, khi các đội cạnh tranh gay gắt cho top 8 (nhóm không phải đá play-off) hoặc các vị trí từ 9 đến 24 (nhóm đá play-off). Nhưng liệu đến lúc đó các fan có còn hào hứng nữa không, khi họ đã quá no với các trận đấu từ những lượt trước?

Với thể thức cũ, chúng ta có 16/32 đội chắc chắn bị loại sau vòng bảng. Ở thể thức mới, chỉ 12 đội chắc chắn bị loại. Số đội giảm như vậy, chưa chắc những lượt cuối vòng bảng sẽ hấp dẫn, nếu một số đội biết chắc vị trí của họ đã an bài? Các đội lớn có thua “đại chiến” vẫn có thể đi tiếp, khi số trận để họ gỡ gạc điểm số được tăng lên.

Không có khoảng lặng

Thể thức Cúp C1 cũ dùng trong hơn 20 năm qua dễ hiểu, dễ theo dõi cho khán giả và lọc nhiều đội trình độ kém sau vòng bảng. Mặc dù những trận cầu đinh vẫn có khả năng xảy ra, nó đến không thường xuyên và chắc chắn có ý nghĩa quan trọng, như trường hợp Barcelona cùng bảng Bayern & Inter mùa 2022/23. Vòng 1/8, bốc thăm cặp đấu theo nhóm hạt giống nên cũng chưa nhiều những cuộc thư hùng đỉnh cao, chỉ tới tứ kết mọi thứ mới nóng lên.

Giai đoạn hoàng kim của tennis là khi những Nadal và Federer phải tới bán kết hoặc chung kết Grand Slam mới gặp nhau

Giai đoạn hoàng kim của tennis là khi những Nadal và Federer phải tới bán kết hoặc chung kết Grand Slam mới gặp nhau

Thể thức mới ở Cúp C1 đi ngược nguyên tắc vàng trong xây dựng giá trị các sản phẩm giải trí, đó là cao trào đến quá sớm. Mỗi giải tennis Grand Slam, kịch bản hấp dẫn nhất xuất hiện khi Federer, Nadal, Djokovic thắng những đối thủ yếu trước, để xứng đáng với vị trí của mình, rồi mới gặp nhau ở bán kết, hoặc chung kết.

Hay với điện ảnh, các nhà sản xuất phim Marvel phải mất 10 năm xây dựng cốt truyện để đến phim thứ 19 (Infinity War) các siêu anh hùng mới trực tiếp đối đầu Thanos. Ý nghĩa của cuộc chiến giành 6 viên đá vô cực khi đó đã được làm rõ và khán giả có sự đầu tư cảm xúc vào từng người hùng, lẫn kẻ phản diện, để đổ xô tới rạp.

Có lẽ chưa cần chờ tới mùa sau, ngay trong những lượt trận tới các fan cũng sẽ phần nào cạn đi sự hào hứng chờ đợi các trận đấu lớn. Những trận đấu đó “lớn” là vì nó ít khi xảy ra, và để diễn ra được là nhờ mỗi đội thắng các đối thủ nhỏ, đi qua nhiều vòng đấu, để giành được vé đụng độ một đối thủ xứng tầm.

Cái gì nhiều quá đều không tốt và bóng đá cũng vậy. Không có bài ca vĩ đại nào mang giai điệu hùng tráng từ đầu đến cuối, mà đều có khoảng lặng trước khi lên tới cao trào, bao gồm chính bài ca của Champions League.

Theo bạn đội nào sẽ vô địch mùa giải năm nay?

Khá nhiều trận đấu có tỷ số đậm đã diễn ra trong lượt đầu tiên của Cúp C1 thể thức mới mùa này.

Theo Q.D ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Cup C1 - Champions League 2024/25

Xem Thêm