Quảng Nam vs Đông Á Thanh Hóa
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Thể Công - Viettel vs Công An Hà Nội
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
Borussia Dortmund vs Sporting CP
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo Sporting CP - SCP Sporting CP
-
PSV vs Juventus
Logo PSV - PSV PSV
-
Logo Juventus - JUV Juventus
-
PSG vs Brest
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Brest - BRE Brest
-
Real Madrid vs Manchester City
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Galatasaray vs AZ
Logo Galatasaray - GS Galatasaray
-
Logo AZ - AZ AZ
-
Roma vs Porto
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Porto - POR Porto
-
Bodø / Glimt vs Twente
Logo Bodø / Glimt - BOD Bodø / Glimt
-
Logo Twente - TWE Twente
-
FCSB vs PAOK
Logo FCSB - FCS FCSB
-
Logo PAOK - PKT PAOK
-
Viktoria Plzeň vs Ferencváros
Logo Viktoria Plzeň - PLZ Viktoria Plzeň
-
Logo Ferencváros - FTC Ferencváros
-
Anderlecht vs Fenerbahçe
Logo Anderlecht - AND Anderlecht
-
Logo Fenerbahçe - FB Fenerbahçe
-
Ajax vs Union Saint-Gilloise
Logo Ajax - AJX Ajax
-
Logo Union Saint-Gilloise - STG Union Saint-Gilloise
-
Real Sociedad vs Midtjylland
Logo Real Sociedad - RSO Real Sociedad
-
Logo Midtjylland - FCM Midtjylland
-
Hoàng Anh Gia Lai vs Hà Nội
Logo Hoàng Anh Gia Lai - HGL Hoàng Anh Gia Lai
-
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Becamex Bình Dương vs Sông Lam Nghệ An
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Hải Phòng vs Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
SHB Đà Nẵng vs TP Hồ Chí Minh
Logo SHB Đà Nẵng - SDN SHB Đà Nẵng
-
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Đông Á Thanh Hóa vs Quảng Nam
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Công An Hà Nội vs Thể Công - Viettel
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-
Thép Xanh Nam Định vs Quy Nhơn Bình Định
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Logo Quy Nhơn Bình Định - BIN Quy Nhơn Bình Định
-
Aston Villa vs Liverpool
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-

Xem Thêm

Chia sẻ

Bóng đá nữ VN: Lo thiếu chiến lược, không thiếu tiền

Lãnh đạo VFF khẳng định rằng từ nay đến năm 2016, đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam sẽ không lo thiếu tiền. Tuy nhiên, tâm trạng của những cầu thủ bóng đá nữ vẫn rất phấp phỏng.

Hôm 16-10, LĐBĐ Việt Nam (VFF) đã tổ chức lễ trao thưởng cho đội tuyển bóng đá nữ quốc gia với thành tích lọt vào bán kết Á vận hội Incheon 2014. Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng khẳng định: “Bóng đá nữ sẽ được quan tâm sát sao để tiếp tục gặt hái những thành công và trở thành niềm tự hào của bóng đá nước nhà”. Chưa bao giờ đội tuyển nữ nhận được sự quan tâm về vật chất như hiện nay nhưng nỗi lo thiếu chiến lược dẫn đến tụt hậu vẫn không nhỏ.

VFF có nhà bảo trợ

Năm 2014 có thể xem là một năm thành công rực rỡ của VFF trong việc tìm nhà tài trợ cho đội tuyển quốc gia (ĐTQG) nữ. Sau khi Công ty Honda ký hợp đồng tài trợ trước thềm VCK nữ châu Á vào đầu tháng 5-2014 ở TP HCM, đến tháng 8-2014, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tiếp tục trở thành nhà tài trợ thứ hai của tuyển nữ.

 Bóng đá nữ VN: Lo thiếu chiến lược, không thiếu tiền - 1

Bùi Thị Như (phải) trong trận bán kết thua Nhật Bản ở Á vận hội 2014 tại Incheon - Hàn Quốc

Theo ông Phan Anh Tú, Trưởng Ban Bóng đá nữ VFF, chính nhờ nguồn lực tài chính vững chắc từ các nhà tài trợ mà tuyển nữ năm nay nhận được những khích lệ bằng vật chất khá thường xuyên và liên tục tăng.

Dù không thể giành vé dự VCK World Cup nữ nhưng tuyển nữ vẫn được thưởng 600 triệu đồng. Trong thời gian chuẩn bị cho giải đấu này, ngoài chế độ lương do Tổng cục TDTT quy định, mỗi tuyển thủ nữ nhận phụ cấp 5 triệu đồng/tháng. Thời gian tập huấn tại Hàn Quốc và Trung Quốc, các cô gái của tuyển nữ cũng được hỗ trợ thêm tiền ăn 20 USD/người/ngày.

Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng cho biết: “VFF đã cố gắng tìm những nhà tài trợ cũng như xin cơ chế từ Tổng cục TDTT để bóng đá nữ liên tục được đầu tư ổn định, không chỉ đội tuyển mà còn cả tuyển trẻ. Đây là cam kết của chúng tôi”. Tại Á vận hội vừa qua, ngoài khoản thưởng 1 tỉ đồng từ VFF, UBND Hà Nội cũng thưởng đội 1 tỉ đồng.

Cần thêm chiến lược

Nỗ lực duy trì phong trào bóng đá nữ để tuyển chọn, phát hiện những tài năng phục vụ ĐTQG của VFF là rất đáng ghi nhận. VFF đã hỗ trợ để cứu những CLB bóng đá nữ đứng bên bờ vực giải thể cũng như nâng đỡ để mở những trung tâm đào tạo nữ cầu thủ mới như ở Sơn La.

Tuy vậy, theo trợ lý HLV ĐTQG nữ Văn Thị Thanh, đa số cầu thủ thuộc các CLB bóng đá nữ vẫn có đời sống khó khăn và họ cần được quan tâm hơn. Cách làm của bóng đá nữ Thái Lan rất đáng suy nghĩ khi LĐBĐ nước này không tổ chức giải vô địch quốc gia mà chỉ tuyển chọn “gà chọi”, sau đó đào tạo, tập huấn tập trung dài ngày, thậm chí gửi đi Nhật Bản thi đấu trong các CLB bóng đá nữ của Nhật để tích lũy kinh nghiệm và trình độ.

Bóng đá nữ Việt Nam vẫn thua Thái Lan về chiến lược đầu tư dài hạn chứ trình độ ở những giải đấu cụ thể, tuyển nữ chúng ta không hề kém đội bạn dù gần đây, Việt Nam thất bại ở 2 trận đấu quan trọng với họ. 

Cần được đầu tư lớn hơn

Theo Phó Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn, việc lọt vào bán kết ở Á vận hội 2014, đứng thứ 34 trên bảng xếp hạng FIFA chứng tỏ bóng đá nữ Việt Nam có vị trí khá tốt ở châu lục. Tuy vậy, để đội duy trì đẳng cấp và tiếp tục tiến xa, sự đầu tư càng phải lớn hơn nữa.

Từ nay đến năm 2016, với sự bảo trợ của BIDV, tuyển nữ sẽ không lo thiếu tiền trong quá trình chuẩn bị cho Giải Vô địch Đông Nam Á hay vòng loại thứ hai Olympic nữ châu Á 2016 vào năm 2015.

Trong khi đó, HLV trưởng tạm quyền, ông Mai Đức Chung, cho rằng các cầu thủ nữ, đội bóng nữ từ cấp độ CLB cho đến đội tuyển cần được coi trọng. Ông Chung sẽ tiếp tục nắm đội cho đến khi nào VFF tìm được người thay thế thích hợp theo thỏa thuận với LĐBĐ Nhật Bản.

Theo Phạm Ngọc (Người Lao động)
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan