Cận cảnh căn nhà “lạ” sở hữu giếng nước cổ nằm giữa cao nguyên Kom Tum
Căn nhà tọa lạc tại thành phố cao nguyên Kon Tum, nơi có dòng sông Đăk Bla bồi đắp phù sa màu mỡ. Khi thực hiện dự án, nhóm kiến trúc sư quyết định giữ lại chiếc giếng cổ ngàn đời trong khuôn viên căn nhà, biến đây trở thành một trong những điểm nhấn của căn nhà mặt phố.
Căn nhà có tên là Time House với ý nghĩa như dòng thời gian chảy xuyên qua căn nhà mặt phố. (Ảnh: Quang Dam)
Dự án tọa lạc tại thành phố cao nguyên Kon Tum, nơi có dòng sông Đăk Bla bồi đắp phù sa màu mỡ. Nhà được xây dựng trên lô đất có diện tích 470m2, trên trục đường tiềm năng. (Ảnh: Quang Dam)
Nhận thấy các công trình kiến trúc địa phương đang dần mất đi bản sắc kiến trúc nhiệt đới, gây ra tác động của tiếng ồn và bụi xâm nhập vào không gian. Khi tiếp cận dự án này, nhóm kiến trúc sư (KTS) đặc biệt quan tâm đến những tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và xã hội. (Ảnh: Quang Dam)
Giải pháp được nhóm KTS đưa ra là: tạo không gian xanh là vùng đệm nhằm ngăn tiếng ồn và khói bụi, trong đó mặt tiền “hai lớp da” giúp giảm bớt tác động của bức xạ nhiệt từ hướng Tây, đồng thời thúc đẩy sự lưu chuyển của gió và ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà. (Ảnh: Quang Dam)
Bên cạnh đó, nhóm KTS quyết định giữ lại giếng nước cổ đã có từ ngàn đời xưa. Không gian xung quanh giếng tạo cảm giác ấm cúng, giúp kết nối con người với thiên nhiên và gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau, nhưng ít phá vỡ sự riêng tư của họ. (Ảnh: Quang Dam)
Sân trước là khoảng lùi giúp không gian bên trong giảm bớt tiếng ồn và khói bụi từ đường cái. (Ảnh: Quang Dam)
Mặt tiền của ngôi nhà sử dụng tường gạch thông gió và lam gỗ. (Ảnh: Quang Dam)
Với chiều sâu “khủng” 56m nên không gian chức năng ở tầng 1 được bố trí tựa như một dòng chảy bất tận, là lợi thế giúp tách biệt với đô thị hỗn loạn xung quanh. (Ảnh: Quang Dam)
Những công trình nhà ống có chiều sâu gấp nhiều lần chiều rộng, vấn đề lấy sáng và gió cũng rất được quan tâm. Không gian bên trong Time House luôn tràn ngập nắng gió nhờ khoảng thông tầng lớn liên thông với không gian đọc sách và bàn thờ phía trên. (Ảnh: Quang Dam)
Tại đây, những tia nắng thay đổi liên tục trong ngày khiến ngôi nhà trở nên sinh động và thu hút hơn. Việc sử dụng những bức tường gạch mộc, gốm sứ thủ công kết hợp với gỗ tự nhiên, gạch âm dương giúp không gian trở nên thanh thoát và gần gũi hơn. (Ảnh: Quang Dam)
Những vật liệu quen thuộc cũng giúp không gian nhà phảng phất màu sắc đặc trưng của vùng quê cao nguyên này. (Ảnh: Quang Dam)
Khu vực hành lang dài được trồng nhiều cây xanh giúp điều hòa không khí tốt hơn. (Ảnh: Quang Dam)
Tường phòng vệ sinh được ốp gạch giả đá marble. (Ảnh: Quang Dam)
Phòng ngủ được bài trí đơn giản với vật liệu chủ đạo là gỗ. (Ảnh: Quang Dam)
Hệ thống nan gỗ, gạch thông gió, giếng trời giúp các khối chức năng dễ dàng tiếp cận với thiên nhiên mà vẫn đảm bảo sự riêng tư. Ở cuối nhà, nhóm KTS bố trí có một không gian sân vườn lớn, nơi các thành viên có thể quây quần và vui chơi với nhau. (Ảnh: Quang Dam)
Sự kết nối của hiện tại, quá khứ và tương lai, giữa con người với con người, con người với môi trường xung quanh là giá trị cốt lõi mà dự án đã cố gắng đạt được. (Ảnh: Quang Dam)