Cận cảnh căn biệt thự của tiểu thư “cành vàng lá ngọc” nổi tiếng phố Cổ Hà Nội

Sự kiện: Nhà đẹp

Căn biệt thự Pháp cổ nằm ở phố hàng Bè (Hoàn Kiếm, Hà Nội) được xây dựng năm 1925 hiện thuộc sở hữu của cụ Trương Thị Mô. Cụ Mô từng là một tiểu thư cành vàng lá ngọc, con gái đại gia thầu khoáng giàu nhất nhì Hà thành những năm đầu thế kỷ 20.

Nằm ẩn mình trong con hẻm nhỏ trên phố hàng Bè (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) căn biệt thự thuộc sở hữu của cụ Trương Thị Mô (SN 1924) là một trong số ít công trình xây dựng theo lối kiến trúc Pháp cổ còn được bảo tồn gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay.

Nằm ẩn mình trong con hẻm nhỏ trên phố hàng Bè (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) căn biệt thự thuộc sở hữu của cụ Trương Thị Mô (SN 1924) là một trong số ít công trình xây dựng theo lối kiến trúc Pháp cổ còn được bảo tồn gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay.

Ảnh chụp vợ chồng cụ Trương Thị Mô khi còn trẻ. Cụ Mô là con gái thứ 2 trong gia đình 6 anh chị em, cha cụ ngày xưa là doanh nhân Trương Trọng Vọng làm nghề thầu khoáng (chủ thầu xây dựng) giàu có bấc nhất Hà thành lúc bấy giờ.

Ảnh chụp vợ chồng cụ Trương Thị Mô khi còn trẻ. Cụ Mô là con gái thứ 2 trong gia đình 6 anh chị em, cha cụ ngày xưa là doanh nhân Trương Trọng Vọng làm nghề thầu khoáng (chủ thầu xây dựng) giàu có bấc nhất Hà thành lúc bấy giờ.

Căn biệt thự có tổng diện tích 800 m2 được xây dựng từ năm 1925. Công trình này được thiết kế bởi một kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp cùng với sự hỗ trợ của khoảng 100 nhân công xây dựng quy tụ từ các tỉnh lân cận Hà Nội. Biệt thự được xây dựng liên tục trong 1 năm mới hoàn thiện.

Căn biệt thự có tổng diện tích 800 m2 được xây dựng từ năm 1925. Công trình này được thiết kế bởi một kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp cùng với sự hỗ trợ của khoảng 100 nhân công xây dựng quy tụ từ các tỉnh lân cận Hà Nội. Biệt thự được xây dựng liên tục trong 1 năm mới hoàn thiện.

Với lối kiến trúc Pháp cổ đặc trưng, ngôi nhà có kết cấu chạy dài theo hình chữ nhật. Các phòng thông nhau ở giữa là giếng trời lấy ánh sáng cho cả căn nhà.

Với lối kiến trúc Pháp cổ đặc trưng, ngôi nhà có kết cấu chạy dài theo hình chữ nhật. Các phòng thông nhau ở giữa là giếng trời lấy ánh sáng cho cả căn nhà.

Thời xưa, khu vực nhà phụ phía sau là chỗ để phương tiện đi lại và nơi ở của gia nhân. Khu vực chính của biệt thự là phòng ngủ của gia chủ và các con, mỗi người một phòng.

Thời xưa, khu vực nhà phụ phía sau là chỗ để phương tiện đi lại và nơi ở của gia nhân. Khu vực chính của biệt thự là phòng ngủ của gia chủ và các con, mỗi người một phòng.

Trong các phòng đều được bố trí nội thất gồm giường ngủ; bàn uống nước; bàn trang điểm; tủ quần áo…

Trong các phòng đều được bố trí nội thất gồm giường ngủ; bàn uống nước; bàn trang điểm; tủ quần áo…

Hầu hết nội thất trong căn biệt thự được nhập khẩu từ châu Âu và Hồng Kông. Không chỉ vậy, để hoàn thiện công trình này, các cụ xưa đã phải mất nhiều công sức gom các loại gỗ quý, trong đó chủ yếu là gỗ lim cổ thụ.

Hầu hết nội thất trong căn biệt thự được nhập khẩu từ châu Âu và Hồng Kông. Không chỉ vậy, để hoàn thiện công trình này, các cụ xưa đã phải mất nhiều công sức gom các loại gỗ quý, trong đó chủ yếu là gỗ lim cổ thụ.

Vào thời điểm đó, mỗi bộ bàn ghế như thế này hoặc một chiếc giường nhập khẩu có giá trị tương đương với một căn nhà nhỏ.

Vào thời điểm đó, mỗi bộ bàn ghế như thế này hoặc một chiếc giường nhập khẩu có giá trị tương đương với một căn nhà nhỏ.

Tuy đã trải qua thời gian gần 100 năm nhưng toàn bộ nội thất của căn biệt thự vẫn còn nguyên vẹn hình dáng và chức năng sử dụng.

Tuy đã trải qua thời gian gần 100 năm nhưng toàn bộ nội thất của căn biệt thự vẫn còn nguyên vẹn hình dáng và chức năng sử dụng.

Bà Lê Thanh Thủy (65 tuổi), con gái cụ Mô, chủ nhân đời thứ 3 của căn biệt thự chia sẻ: “Con cháu hết đời này qua đời khác đều sử dụng lại toàn bộ nội thất cũ mà không cần sửa chữa hay thay thế gì. Chính không gian này cũng là nơi gắn kết nhiều thế hệ trong dòng họ chúng tôi với nhau”.

Bà Lê Thanh Thủy (65 tuổi), con gái cụ Mô, chủ nhân đời thứ 3 của căn biệt thự chia sẻ: “Con cháu hết đời này qua đời khác đều sử dụng lại toàn bộ nội thất cũ mà không cần sửa chữa hay thay thế gì. Chính không gian này cũng là nơi gắn kết nhiều thế hệ trong dòng họ chúng tôi với nhau”.

Bà Thủy cho biết thêm, điểm nhấn của căn nhà chính là 4 cột đá nguyên khối được chạm khắc tinh xảo với họa tiết “Đào – Cúc – Trúc – Mai” mang ý nghĩa về sự thịnh vượng, may mắn, giàu sang cho gia đình.

Bà Thủy cho biết thêm, điểm nhấn của căn nhà chính là 4 cột đá nguyên khối được chạm khắc tinh xảo với họa tiết “Đào – Cúc – Trúc – Mai” mang ý nghĩa về sự thịnh vượng, may mắn, giàu sang cho gia đình.

Hầu hết hộ dân sống gần khu vực căn biệt thự đều là con cháu cụ Mô. Để đáp ứng nhu cầu sống, một số hạng mục như: Cầu thang, cửa… được các thành viên trong gia đình cơi nới, xây dựng thêm, song về cơ bản công trình vẫn giữ nguyên lối kiến trúc xưa.

Hầu hết hộ dân sống gần khu vực căn biệt thự đều là con cháu cụ Mô. Để đáp ứng nhu cầu sống, một số hạng mục như: Cầu thang, cửa… được các thành viên trong gia đình cơi nới, xây dựng thêm, song về cơ bản công trình vẫn giữ nguyên lối kiến trúc xưa.

Không chỉ được đánh giá cao về giá trị kinh tế do nằm ở vị trí đắc địa, ngôi nhà còn mang giá trị lịch sử sâu sắc. Nhiều năm qua, nơi đây thu hút đông khách du lịch tới thăm quan đồng thời trở thành bối cảnh trong nhiều bộ phim nổi tiếng của Việt Nam.

Không chỉ được đánh giá cao về giá trị kinh tế do nằm ở vị trí đắc địa, ngôi nhà còn mang giá trị lịch sử sâu sắc. Nhiều năm qua, nơi đây thu hút đông khách du lịch tới thăm quan đồng thời trở thành bối cảnh trong nhiều bộ phim nổi tiếng của Việt Nam.

Theo Thanh Thúy ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Nhà đẹp

Xem Thêm