Những món ngon đã đời của người Quảng Ngãi

Tên gọi độc đáo, cách chế biến lạ đã khiến cho những món ngon của vùng biển Quảng Ngãi trở nên hấp dẫn.

Kẹo gương: Kẹo gương là một trong 10 đặc sản kẹo mứt nổi tiếng Việt Nam. Kẹo gương hấp dẫn ngay từ tên gọi vì loại kẹo này trong như pha lê, đẹp như bức tranh tĩnh vật. Kẹo có màu vàng ươm của đậu phộng (lạc), trắng vàng của mè và mong manh dễ vỡ làm cho người ăn như phải nâng niu trên tay.

Kẹo gương: Kẹo gương là một trong 10 đặc sản kẹo mứt nổi tiếng Việt Nam. Kẹo gương hấp dẫn ngay từ tên gọi vì loại kẹo này trong như pha lê, đẹp như bức tranh tĩnh vật. Kẹo có màu vàng ươm của đậu phộng (lạc), trắng vàng của mè và mong manh dễ vỡ làm cho người ăn như phải nâng niu trên tay.

Cháo nhum Lý Sơn: Có nhiều cách chế biến nhum biển. Đãi khách cầu kỳ một chút thì trộn trứng hấp cách thuỷ hoặc ướp gia vị nướng mỡ hành trên than hoa, muốn thưởng thức hương vị một cách tự nhiên nhất thì vắt chanh hoặc đổ mù tạt lên ăn sống… Thế nhưng, đã ra tới Lý Sơn thì phải thưởng thức cháo nhum cho bằng được. Cháo nhum ngon nhất nếu ăn cùng bánh tráng (bánh đa).

Cháo nhum Lý Sơn: Có nhiều cách chế biến nhum biển. Đãi khách cầu kỳ một chút thì trộn trứng hấp cách thuỷ hoặc ướp gia vị nướng mỡ hành trên than hoa, muốn thưởng thức hương vị một cách tự nhiên nhất thì vắt chanh hoặc đổ mù tạt lên ăn sống… Thế nhưng, đã ra tới Lý Sơn thì phải thưởng thức cháo nhum cho bằng được. Cháo nhum ngon nhất nếu ăn cùng bánh tráng (bánh đa).

Ram bắp: Món ăn không xa lạ với người dân Quảng Ngãi, món ăn khiến người xa quê “bổi hổi bồi hồi” khi thưởng thức những cuộn ram bắp thơm lừng, giòn rụm tan trong miệng, vừa có cái bùi bùi của bắp, mùi thơm của bánh tráng vừa chín tới, để chạnh lòng nhớ quê xa.

Ram bắp: Món ăn không xa lạ với người dân Quảng Ngãi, món ăn khiến người xa quê “bổi hổi bồi hồi” khi thưởng thức những cuộn ram bắp thơm lừng, giòn rụm tan trong miệng, vừa có cái bùi bùi của bắp, mùi thơm của bánh tráng vừa chín tới, để chạnh lòng nhớ quê xa.

Cúm núm rang me: Vào khoảng thời gian đầu xuân đến hết mùa hè là khoảng thời gian mà người dân Quảng Ngãi rủ nhau đi bắt cúm núm - một loài cua biển sống trên cát và đây cũng là khoảng thời gian mà bạn có thể thưởng thức cúm núm ngon nhất.

Cúm núm rang me: Vào khoảng thời gian đầu xuân đến hết mùa hè là khoảng thời gian mà người dân Quảng Ngãi rủ nhau đi bắt cúm núm - một loài cua biển sống trên cát và đây cũng là khoảng thời gian mà bạn có thể thưởng thức cúm núm ngon nhất.

Cá bống sông Trà: Đây là một trong số 50 món ăn đặc sản nổi tiếng Việt Nam. Cá bống đem về còn giãy đành đạch, tươi rói; bỏ cá vào niêu đất cho gia vị ớt, hành, tiêu chế nước xăm xắp nấu với lửa riu riu hơn tiếng đồng hồ nhắc xuống, con cá vừa dai vừa thơm vừa mằn mặn ăn với cơm trắng. Cá đã kho hai ba "lửa" có vị cay cay mặn mặn của gia vị, thơm dai của thịt cá, một lần ăn thì nhớ mãi không quên.

Cá bống sông Trà: Đây là một trong số 50 món ăn đặc sản nổi tiếng Việt Nam. Cá bống đem về còn giãy đành đạch, tươi rói; bỏ cá vào niêu đất cho gia vị ớt, hành, tiêu chế nước xăm xắp nấu với lửa riu riu hơn tiếng đồng hồ nhắc xuống, con cá vừa dai vừa thơm vừa mằn mặn ăn với cơm trắng. Cá đã kho hai ba "lửa" có vị cay cay mặn mặn của gia vị, thơm dai của thịt cá, một lần ăn thì nhớ mãi không quên.

Cá mó nấu canh chua: Cá mó tuy được phân bố và sinh sống ở nhiều vùng biển trong nước ta nhưng không đâu có thịt thơm ngon như ở Quảng Ngãi. Khác với  một số loài cá khác, cá mó có màu sắc khá đa dạng: Đỏ hồng, xám nhạt... Tuy thân mỏng và dẹp nhưng bù lại thịt cá mó sau khi nấu có vị ngọt, béo và rất thơm. Dù cá mó đem chiên giòn là món phổ biến và được nhiều người ưa chuộng nhưng với những người "sành ăn" thì cá mó nấu canh chua mới là "thượng hạng". Các loại rau gia vị để nấu món canh chua với cá mó, cũng giống như để nấu canh chua với các loại cá khác, gồm: Lá giang, ngò tàu, hành lá, ngò, giá đỗ xanh, ớt quả...

Cá mó nấu canh chua: Cá mó tuy được phân bố và sinh sống ở nhiều vùng biển trong nước ta nhưng không đâu có thịt thơm ngon như ở Quảng Ngãi. Khác với  một số loài cá khác, cá mó có màu sắc khá đa dạng: Đỏ hồng, xám nhạt... Tuy thân mỏng và dẹp nhưng bù lại thịt cá mó sau khi nấu có vị ngọt, béo và rất thơm. Dù cá mó đem chiên giòn là món phổ biến và được nhiều người ưa chuộng nhưng với những người "sành ăn" thì cá mó nấu canh chua mới là "thượng hạng". Các loại rau gia vị để nấu món canh chua với cá mó, cũng giống như để nấu canh chua với các loại cá khác, gồm: Lá giang, ngò tàu, hành lá, ngò, giá đỗ xanh, ớt quả...

Bún bò giò heo: Nếu bún bò Huế để lại ấn tượng cho thực khách với nhiều thành phần như giò heo, huyết, chả bò, giò và thịt lợn bắp, tô bún Quảng Ngãi chỉ đơn giản với hai nguyên liệu chính là giò heo và huyết.

Bún bò giò heo: Nếu bún bò Huế để lại ấn tượng cho thực khách với nhiều thành phần như giò heo, huyết, chả bò, giò và thịt lợn bắp, tô bún Quảng Ngãi chỉ đơn giản với hai nguyên liệu chính là giò heo và huyết.

Lẩu mắm Quảng Ngãi: Lẩu mắm chế biến theo cách khá đơn giản. Cho mắm cá lóc hay cá sặc, cá linh… vào đun sôi rồi lọc bỏ xương. Sau đó, cho tỏi cùng với sả, ớt băm nhuyễn vào nồi đảo đều đến khi ngả sang màu vàng rồi cho nước nấu mắm vào nồi. Thêm vài nhánh sả cùng với me chua giã dập để dịu bớt mùi mắm và nước lẩu thêm dịu ngọt. Nêm ít muối, đường, bột ngọt cho vừa ăn.

Khi nước sôi thì cho cá tươi làm sạch thái khúc vừa ăn, cá bông lau hoặc cá lóc vào nồi luộc chín thì gắp ra đĩa. Tiếp đến là các loại rau: bạc hà, măng tre, cà chua thái lát, giá đỗ cùng với các loại rau thơm thế là đã có món lẩu mắm đậm đà hương vị xứ Quảng hòa quyện với hương vị miền sông nước.

Lẩu mắm Quảng Ngãi: Lẩu mắm chế biến theo cách khá đơn giản. Cho mắm cá lóc hay cá sặc, cá linh… vào đun sôi rồi lọc bỏ xương. Sau đó, cho tỏi cùng với sả, ớt băm nhuyễn vào nồi đảo đều đến khi ngả sang màu vàng rồi cho nước nấu mắm vào nồi. Thêm vài nhánh sả cùng với me chua giã dập để dịu bớt mùi mắm và nước lẩu thêm dịu ngọt. Nêm ít muối, đường, bột ngọt cho vừa ăn. Khi nước sôi thì cho cá tươi làm sạch thái khúc vừa ăn, cá bông lau hoặc cá lóc vào nồi luộc chín thì gắp ra đĩa. Tiếp đến là các loại rau: bạc hà, măng tre, cà chua thái lát, giá đỗ cùng với các loại rau thơm thế là đã có món lẩu mắm đậm đà hương vị xứ Quảng hòa quyện với hương vị miền sông nước.

Lòng xào nghệ: Những ngày trời mưa lâm râm ngồi quây quần bên người thân hay những buổi gặp mặt bạn bè, chế biến món lòng xào nghệ rồi cùng nhau thưởng thức hương vị dân dã mà quen thuộc và ôn lại kỷ niệm xưa thì không còn gì hấp dẫn bằng. Lòng xào nghệ còn là phương thuốc dân gian, giúp chữa bệnh ho hen và tăng thêm sức đề kháng chống cảm lạnh cho người dùng.

Lòng xào nghệ: Những ngày trời mưa lâm râm ngồi quây quần bên người thân hay những buổi gặp mặt bạn bè, chế biến món lòng xào nghệ rồi cùng nhau thưởng thức hương vị dân dã mà quen thuộc và ôn lại kỷ niệm xưa thì không còn gì hấp dẫn bằng. Lòng xào nghệ còn là phương thuốc dân gian, giúp chữa bệnh ho hen và tăng thêm sức đề kháng chống cảm lạnh cho người dùng.

Bánh tráng: Bánh tráng không chỉ đơn thuần là một đặc sản ẩm thực Quảng Ngãi mà nó còn hàm chứa tín ngưỡng rất riêng và thiêng liêng của người xứ Quảng. Tất cả các mâm cúng giỗ đều phải có bánh tráng, và bánh tráng được để trên tất cả các món khác trong mâm cúng. Đồng thời, bánh tráng cũng là món khai vị (ngoài ram) của người xứ Quảng.

Bánh tráng: Bánh tráng không chỉ đơn thuần là một đặc sản ẩm thực Quảng Ngãi mà nó còn hàm chứa tín ngưỡng rất riêng và thiêng liêng của người xứ Quảng. Tất cả các mâm cúng giỗ đều phải có bánh tráng, và bánh tráng được để trên tất cả các món khác trong mâm cúng. Đồng thời, bánh tráng cũng là món khai vị (ngoài ram) của người xứ Quảng.

Cá niên nướng chấm muối ớt: Cá niên nướng không cần tẩm ướp cầu kỳ. Người dân chỉ đánh bắt ở suối rồi rửa sạch, dùng que tre vót nhọn xiên dọc thân cá, nướng trên bếp lửa rực hồng. Người chế biến phải thật khéo léo trở đều tay để cá chín được bên trong mà bên ngoài vẫn giữ được màu vàng óng, lớp vỏ giòn.

Cá chín vàng, dậy mùi thơm nức. Khi ăn bạn có thể cầm cả con nóng hổi chấm cùng với muối ớt, cảm nhận vị ngọt của thịt, béo, bùi, dai cùng một chút vị đắng của ruột cá rất thú vị.

Cá niên nướng chấm muối ớt: Cá niên nướng không cần tẩm ướp cầu kỳ. Người dân chỉ đánh bắt ở suối rồi rửa sạch, dùng que tre vót nhọn xiên dọc thân cá, nướng trên bếp lửa rực hồng. Người chế biến phải thật khéo léo trở đều tay để cá chín được bên trong mà bên ngoài vẫn giữ được màu vàng óng, lớp vỏ giòn. Cá chín vàng, dậy mùi thơm nức. Khi ăn bạn có thể cầm cả con nóng hổi chấm cùng với muối ớt, cảm nhận vị ngọt của thịt, béo, bùi, dai cùng một chút vị đắng của ruột cá rất thú vị.

Thịt trâu nướng xà bần: Bên cạnh món trâu nướng bằng xiên tre hay cùng lá lốt, người H're ở Quảng Ngãi còn có thêm món thịt trâu nướng xà bần. Đây là món thường được họ chế biến trong những dịp quan trọng, đãi khách đường xa hoặc họ hàng thân thiết.

Thịt trâu nướng xà bần: Bên cạnh món trâu nướng bằng xiên tre hay cùng lá lốt, người H're ở Quảng Ngãi còn có thêm món thịt trâu nướng xà bần. Đây là món thường được họ chế biến trong những dịp quan trọng, đãi khách đường xa hoặc họ hàng thân thiết.

Quay chèo nướng: Quay chèo có hình dáng bên ngoài khá giống với sò lông nhưng có kích thước dài và lớp vỏ dày hơn một chút. Quay chèo sống ở gành đá ven biển gần bờ, với mực nước từ 1-3m. Theo nhiều ngư dân Quảng Ngãi, ngoài Gành Cả chưa thấy nơi nào có quay chèo.

Quay chèo nướng: Quay chèo có hình dáng bên ngoài khá giống với sò lông nhưng có kích thước dài và lớp vỏ dày hơn một chút. Quay chèo sống ở gành đá ven biển gần bờ, với mực nước từ 1-3m. Theo nhiều ngư dân Quảng Ngãi, ngoài Gành Cả chưa thấy nơi nào có quay chèo.

Quay chèo chế biến được thành nhiều món như xào, nấu cháo...Nhưng theo người dân Gành Cả thì quay chèo nướng trên lửa than củi, rồi đem chấm với muối tiêu mới là món ngon số một. Với cách chế biến này, thịt quay chèo có hương vị rất đặc biệt mà không một loại sò, hến... nào có được: Mùi thơm quyện lẫn vị ngọt, béo nhưng không đến mức gây ngán.

Quay chèo chế biến được thành nhiều món như xào, nấu cháo...Nhưng theo người dân Gành Cả thì quay chèo nướng trên lửa than củi, rồi đem chấm với muối tiêu mới là món ngon số một. Với cách chế biến này, thịt quay chèo có hương vị rất đặc biệt mà không một loại sò, hến... nào có được: Mùi thơm quyện lẫn vị ngọt, béo nhưng không đến mức gây ngán.

Don sông Trà: Don là món ăn thừa vẻ dân dã nhưng cũng đầy phong vị, đặc sản của vùng đất Quảng Ngãi khô cằn, đầy nắng gió và mưa lũ. 

Nghe tên don có vẻ lạ nhưng món ăn này lại rất đơn giản, chỉ gồm một tô nước có một ít don, hành tây và một bánh tráng gạo nướng giòn. Đơn giản, bình dị là thế nhưng ai đã được thưởng thức một lần chắc sẽ không bao giờ quên. 

Don sông Trà: Don là món ăn thừa vẻ dân dã nhưng cũng đầy phong vị, đặc sản của vùng đất Quảng Ngãi khô cằn, đầy nắng gió và mưa lũ.  Nghe tên don có vẻ lạ nhưng món ăn này lại rất đơn giản, chỉ gồm một tô nước có một ít don, hành tây và một bánh tráng gạo nướng giòn. Đơn giản, bình dị là thế nhưng ai đã được thưởng thức một lần chắc sẽ không bao giờ quên. 

Gỏi tỏi Lý Sơn: Gỏi tỏi là món dân dã ngon, bổ, rẻ, nhưng cũng là đặc sản của vùng tỏi này. Vì thế nếu đi ra đảo không trúng mùa tỏi, chỉ khách quý mới được thưởng thức món đặc sản gỏi tỏi. Mà ai đã thưởng thức rồi, khi về sẽ luôn nhắc món gỏi tỏi đảo Lý Sơn.

Gỏi tỏi Lý Sơn: Gỏi tỏi là món dân dã ngon, bổ, rẻ, nhưng cũng là đặc sản của vùng tỏi này. Vì thế nếu đi ra đảo không trúng mùa tỏi, chỉ khách quý mới được thưởng thức món đặc sản gỏi tỏi. Mà ai đã thưởng thức rồi, khi về sẽ luôn nhắc món gỏi tỏi đảo Lý Sơn.

Gỏi ruốc cà chua xanh: Món gỏi ruốc cà chua xanh dùng với nước mắm chua ngọt và dăm ba cái bánh tráng nướng là hết sẩy không kém gì món hến xúc bánh đa xứ Huế. Vị thơm và giòn tan của bánh tráng nướng kết hợp với vị ngọt của ruốc biển và vị chua của cà xanh làm món ăn thêm phần đặc sắc.

Gỏi ruốc cà chua xanh: Món gỏi ruốc cà chua xanh dùng với nước mắm chua ngọt và dăm ba cái bánh tráng nướng là hết sẩy không kém gì món hến xúc bánh đa xứ Huế. Vị thơm và giòn tan của bánh tráng nướng kết hợp với vị ngọt của ruốc biển và vị chua của cà xanh làm món ăn thêm phần đặc sắc.

Xu xoa: Rau đông khô được ngâm qua một đêm, rửa lại cho sạch tạp chất và nấu cùng nước ngọt, sạch. Sau khi rau tan hoàn toàn trong nước bắt đầu đổ ra chén hoặc các khuôn làm bánh theo sở thích của người nấu và được gọi là xu xoa. Xu xoa Lý Sơn hoàn toàn không pha với bột rau câu nên miếng xu xoa dễ dàng tan ngay trong miệng đem lại nét đặc biệt của món ăn vặt này.

Xu xoa: Rau đông khô được ngâm qua một đêm, rửa lại cho sạch tạp chất và nấu cùng nước ngọt, sạch. Sau khi rau tan hoàn toàn trong nước bắt đầu đổ ra chén hoặc các khuôn làm bánh theo sở thích của người nấu và được gọi là xu xoa. Xu xoa Lý Sơn hoàn toàn không pha với bột rau câu nên miếng xu xoa dễ dàng tan ngay trong miệng đem lại nét đặc biệt của món ăn vặt này.

Theo Tùng Anh (Gia đình & Xã hội)
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Món ngon Việt Nam

Xem Thêm